Chiến lược viết bài văn khoa học rõ ràng

Đinh Văn Khương

Senior Member
Trong những năm qua đã có nhiều lần tôi đã dành rất nhiều thời gian đọc và sửa bài cho nhiều bạn, đặc biệt là các bài luận bằng tiếng Anh. Chúng ta (kể cả tôi) đã bị ảnh hưởng rất nặng bởi lối tư duy và cách viết rất Vietnamese. Nhiều lúc chẳng biết phải giải thích thế nào?1? Nhân dịp GS Nguyễn Văn Tuấn, thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và trường ĐH New South Wales của Úc bắt đầu một series về chiến lược viết văn khoa học, tôi sẽ cập nhật từng bài trong series của GS và đưa lên diễn đàn AquaYouth NTU trên diễn đàn sinhhocvietnam.com. Tôi rất mong rằng các bạn trẻ sẽ tham gia tích cực hơn với AquaYouth NTU forum để thúc đẩy quá trình trao đổi, phát triển chuyên môn trong thế hệ trẻ. Hy vọng nó có ích cho các bạn trong một hoàn cảnh nào đó và sẽ tốt hơn nếu chúng ta có những ý kiến thảo luận về vấn đề này.

ĐK
-------------
Bài 1

Năm ngoái, tôi có dịp đi nói chuyện và hướng dẫn cách viết bài báo khoa học trong workshop của ĐHQG TPHCM và một số chương trình CME của sanofi aventis. Trong những buổi nói chuyện / giảng như thế, tôi học rất nhiều bài học từ học viên. Học được những khó khăn và thói quen mà chính tôi cũng từng hay gặp và từng làm. Tôi có hứa là năm nay sẽ viết tiếp theo loạt bài về “văn chương khoa học”. Và, bài này là khai bút đầu năm về mục này. Loạt bài này sẽ kéo dài (mà tôi chưa đoán được bao nhiêu), nhưng các bạn quan tâm có thể theo dõi …



Một tiêu chuẩn quan trọng nhất trong văn chương khoa học – nói theo tiếng Anh – là clarity – trong sáng. Khi được hỏi cái motto gì cho viết bài báo khoa học, một nhà khoa học trứ danh trả lời rằng có thể tóm lược trong 3 chữ. Đó là clarity, clarity, và clarity. Trong sáng, trong sáng, và trong sáng. Nhưng tôi nghĩ ngoài trong sáng ra, một tiêu chuẩn khác cũng quan trọng không kém là chính xác. Chính xác ở đây có nghĩa là dùng chữ chính xác và thích hợp, không để cho người đọc phải hiểu cách khác.

Văn chương khoa học dĩ nhiên là khác với văn thơ. Tôi vốn mê thơ của Hoàng Cầm và Lê Đạt. Một trong những bài thơ tôi thích nhất có lẽ là bài Tình cầm của thi sĩ Hoàng Cầm, trong đó có đoạn: Nếu anh còn trẻ như năm ấy / Quyết đón em về sống với anh / Những khoảng chiều buồn phơ phất lại / Anh đàn em hát níu xuân xanh. (Bài này được Nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành nhạc tuyệt hay, nhất là qua tiếng hát của Thái Thanh hoặc Lệ Thu). Những câu thơ gieo vần “đâu ra đấy”, những âm thanh bằng trắc đan xén, quấn quyện nhau, làm ai yêu thơ khó bỏ qua được. Nhưng còn ý thì sao? Thật không dễ hiểu chút nào. Nhưng chiếu theo tiêu chuẩn của văn chương khoa học, thì cách viết đó có vấn đề. Vấn đề là không rõ ràng. Chẳng hạn như “còn trẻ”, thì câu hỏi đặt ra là “thế nào là trẻ, tuổi nào là trẻ?” Hay như “năm ấy” thì câu hỏi nhà khoa học hỏi ngay là “năm nào?” Hoặc “quyết đón em về sống với anh” thì câu hỏi đặt ra là “sống ở đâu?” Còn khái niệm “xuân xanh” có nghĩa là gì? Nói tóm lại, văn chương khoa học đòi hỏi phải mô tả được những câu hỏi what, where, when, whom, v.v. Xin nói thêm rằng tôi chỉ lấy câu thơ ra làm ví dụ cực đoan thôi (để vui), chứ chẳng ai ngớ ngẩn đến nổi đem tiêu chuẩn văn chương khoa học để đi soi rọi một bài thơ.

Ấy vậy mà thỉnh thoảng tôi bắt gặp những văn phong như thế trong bài báo khoa học từ Việt Nam. Có lẽ tác giả chịu sự chi phối của văn thơ quá, nên khi viết bài báo khoa học họ cũng đem loại văn phong mờ mờ ảo ảo đó vào bài báo. Chính tôi ngày xưa cũng từng bị sếp phê bình. Nhiều khi đọc bài tôi viết, sếp tôi nhẹ nhàng nói “Văn của mày poetic quá, tao nghĩ mày viết thơ chứ không phải viết văn khoa học”. Đó dứt khoát không phải là lời khen; đó là một lời chê có trình độ! Phải một thời gian dài mới xoá được cái tính thơ đó. Ngoài văn chương mang màu sắc thơ, tôi còn bắt gặp nhiều câu văn mang tính rhetoric và ví von (đại kị trong khoa học) của “phe ta” trong những bài báo khoa học và luận văn. Điều này thì tôi nghĩ có lẽ nhiều đồng nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những khẩu hiệu nhan nhản ở trong nước. Có những khẩu hiệu mà đọc lên thì nghe hay hay, nhưng phân tích kĩ thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Chẳng hạn như “phe ta” hay có cách nói “bài toán cần giải là …” cho một vấn đề xã hội. Một cách viết như thế chắc chắn bị trả lại ngay, vì người bình duyệt nghĩ rằng tác giả đang viết cho báo đại chúng hay tuyên truyềm, chứ không phải viết cho tạp chí khoa học.

Muốn đạt một văn phong trong sáng, cần phải làm gì? Sách dạy tiếng Anh, sách chỉ dẫn cách viết bài báo khoa học có rất nhiều qui ước và nguyên lí. Ở đây, tôi sẽ lấy kinh nghiệm của chính mình (là người duyệt và biên tập bài báo) cộng với sách vở để đưa ra một số “chiến lược” mà tôi hi vọng sẽ giúp các bạn trong việc viết một bài báo khoa học cho đạt. Có thể những chiến lược sau đây chưa đầy đủ (hay có thể sai – theo quan điểm nào đó), và nếu như thế thì các bạn phải góp ý thêm. Sau đây là những chiến lược cần thiết để đạt tiêu chuẩn trong sáng.

1. Viết sao cho để người đọc không phải nỗ lực để hiểu mình viết gì

Độc giả (kể cả chuyên gia bình duyệt) lúc nào cũng muốn tiếp thu lượng thông tin tối đa với số từ tối thiểu. Người ta có câu rằng người có nhiều ý tưởng thường là người nói ít chữ. Để đạt tiêu chuẩn này, cần tuân theo vài qui ước sau đây:

Không dùng những câu văn phức tạp mà người đọc phải đọc hơn 1 lần để hiểu.

Đi thẳng vào vấn đề mà tác giả muốn nói trong một đoạn văn. Không để cho độc giả chờ đến cuối đoạn văn mới biết tác giả muốn nói gì. Cách viết "This method can be done in two steps" là câu văn thiếu thông tin, vì người đọc không biết 2 bước là gì. Nhưng nếu tác giả viết "This method can be done in two steps: initiation and realization" thì có thông tin hơn.

Bắt đầu một đoạn văn với một câu văn tuyên bố (declarative sentence), có khi còn gọi là topic sentence hay câu văn chủ đề. Câu văn tuyên bố nói cho độc giả biết ý chính của đoạn văn là gì. Cần lưu ý rằng người đọc rất bận, nên có thể họ chỉ đọc câu văn chủ đề, chứ có khi không đọc hết những câu văn tiếp theo.

Tiếp theo câu văn tuyên bố là những câu văn “yểm trợ” cho ý tưởng. Nên nhớ rằng mục tiêu của viết bài báo khoa học là trình bày và thuyết phục, chứ không phải để gây ấn tượng. Để thuyết phục, thông tin rõ ràng là yếu tố quan trọng nhất.

Ví dụ như câu văn "Fragility fracture is a major public health problem, because fracture is associated with increased risk of subsequent fracture and reduced life expectancy. Individuals with a pre-existing fracture are associated with a two-fold increase in the risk of re-fracture (1). Moreover, approximately 20% of women with a hip fracture die within 12 months after the event (2)." Câu đầu là câu tuyên bố tầm quan trọng. Hai câu sau trình bày bằng chứng để yểm trợ cho câu văn tuyên bố.

Tránh những từ mà độc giả có thể không hiểu. Không bao giờ gây ấn tượng bằng những từ gốc Latin, Hi Lạp. Không nên để người đọc phải dùng từ điển để biết tác giả muốn nói gì!

Tránh dùng những “biệt ngữ” (jargon) chỉ có người trong ngành mới hiểu.

Cẩn thận với cách dùng những chữ như former và latter. Ví dụ như:

“Please take care of my son and my cat while I’m away. Let the former stay out all night. Be sure the latter is in by 11 P.M.”

ở đây, chữ former đề cập đến my son, và latter đề cập đến my cat. Nhưng nếu người đọc bận rộn và hiểu sai thì rất … nguy hiểm! Thay vì viết như thế, có thể viết rõ ràng hơn như sau:

“Please take care of my son and my cat while I’m away. Be sure the former is in by 11 P.M.; let the latter stay out all night.”



2. Tránh những câu chữ tối nghĩa do đặt bổ ngữ (modifier) sai chỗ



Không nên viết như


Mà nên viết như thế này

On Tuesday, a volumetric flask was brought to the glassware washing room by a technician with a broken neck.

Ai bị gãy cổ? Cái lọ thí nghiệm hay kĩ thuật viên?




On Tuesday, a volumetric flask with a broken neck was brought to the glassware washing room by a technician.



The spectrophotometer should be turned off before leaving the laboratory.

Có thật là máy spectrophotometer rời phòng thí nghiệm?


After the drink was spilled on them, the photomicrographs were ruined.



After spilling the drink, the photomicrographs were ruined.

Làm sao mà máy photomicrographs làm tràn đồ uống?


The spectrophotometer should be turned off before you leave the laboratory.



A fasting urine specimen should be collected.

Có ai nghe đến cái gọi là “urine specimen fasting” bao giờ!


A urine specimen should be collected after the patient has fasted for x hours.





3. Tránh những đại danh từ “hờ hững”

Nhiều người có thói quen viết như it is well-recognized that, it is generally agreed that, it has been shown that ... Những đại danh từ này có cái lợi ích là cho chúng ta bắt đầu câu văn một cách trơn tru, nhưng chúng chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu nói it is generally agreed that thì người ta sẽ hỏi ai đồng ý, tại sao không chỉ ra cụ thể ai. Viết văn với những đại danh từ hờ hững như thế là cách viết lười biếng!



Không nên viết như


Mà nên viết như thế này

It has been shown that ...

Ai chỉ ra ... ?




Hooper and Cooper (1984) showed that





It is well known that ...

Well known đối với ai?


A survey done by Smith and Jones at ABC University has indicated that 57% of faculty members at the university know that ...



We noted that most of the rabbits were sick and all the rats had bald spots. This finding ...

Phát hiện nào?


Taken together, the findings that most of the rabbits were sick and all the rats had bald spots indicated that ...







4. Tránh từ ngữ tối nghĩa do câu văn phức tạp

Dùng câu văn ngắn, trực tiếp, và không nhập nhằng nước đôi.

Tránh dùng những câu văn dài và “quấn quýt”.

Ví dụ: “Looking back on it, it is curious that nobody was heard to ask why, since vitamin A has long been known to be very insoluble in aqueous media in general, scientists did not set about looking for a likely carrier protein that might be responsible for transporting vitamin A to its target tissues.” (Russell Baker, New York Times, 1/2/1986)

Câu văn trên có thể chấp nhận được đối với báo chí đại chúng, nhưng không thể chấp nhận được trong khoa học. Những câu chữ như looking back on it, nobody was heard, has long been known, v.v. là những câu chữ mù mờ, không có thông tin. Văn chương khoa học phải hàm chứa thông tin.



5. Tránh câu chữ mù mờ mà người đọc có thể hiểu khác hay hiểu nhiều nghĩa.

5.1 Bổ ngữ mập mờ. Nên đổi những câu chữ hay ý kiến định tính bằng những thông tin định lượng.

Ví dụ:

Không nên viết: “most” or “many”

Nên viết: 68%–70%

Không nên: This experiment requires enormous numbers of test tubes ...

Nên: This experiment requires 133 test tubes ...

Những gì gọi là enormous đối với tác giả có thể không phải là enormous đối với người đọc. Nên trình bày thông tin định lượng.



5.2 Bổ ngữ về thời gian và và không gian

Nên viết chính xác (nếu có thể) ngày tháng, thay vì viết “recently” hoặc “here.” Ví dụ từ recently về một bài báo năm 1995, nhưng nếu người đọc năm 2005 thì rất khó mà nói recently được. Hoặc chữ here trong một bài báo tác giả ở Boston chẳng có ý nghĩa gì nếu người đọc ở … Việt Nam.

5.3 Câu chữ có thể hiểu khác

Cách viết “lightly anesthetized animals ...” có thể hiểu là tác giả cẩn thận và nhẹ nhàng với chuột thí nghiệm, nhưng cách viết đó cũng có thể hiểu là những chuột thí nghiệm chịu đau đớn vì tác giả chỉ gây mê nhẹ nhàng!

Chữ “tree” có thể hiểu là cây cau dừa đối với người sống ở Thái Lan, nhưng cũng có thể là cây linh sam (fir tree) đối với người sống ở Maine.

Câu “If you leave the door with the venetian blind open, the alarm will go off” có thể có nghĩa là nếu bạn rời phòng thì đồng hồ báo động sẽ tắt, hay nếu bạn đóng cửa nhưng để cái màn trống thì đồng hồ báo động sẽ tắt?

Sau đây là vài ví dụ vui khác:

Để giới thiệu một người bạn lười biếng:

“In my opinion, you will be very fortunate to get this person to work for you.”

Để mô tả một người dớ dẩn:

“I most enthusiastically recommend this candidate with no qualifications whatsoever.”

Để mô tả một cựu nhân viên “khó tính”:

“I am pleased to say that this person is a former colleague of mine.”

Để mô tả một ứng viên mà người tuyển dụng không cần đọc đơn:

“I urge you to waste no time in making this candidate an offer of employment.”
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top