Các thông tin về H5N1

Giảm 100 lần liều văcxin mà vẫn hiệu quả

Chỉ cần bổ sung một chất miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, tác dụng của văcxin sẽ không thay đổi cho dù liều lượng giảm tới 100 lần. Đây là ý tưởng mới của các nhà khoa học Canada, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến chống cúm gà, SARS và bệnh lao phổi.

Chỉ cần một lượng nhỏ văcxin, hiệu quả kháng bệnh sẽ không thay đổi. (Ảnh: AFP/VNE)
Chất miễn dịch tự nhiên đó chính là phân tử có tên TAP, đóng vai trò như "pháo hiệu" giúp hệ miễn dịch xác định mục tiêu tấn công. Đại học British Columbia, Vancouver, nhận thấy khi bổ sung TAP vào văcxin thì hiệu quả của thuốc không thay đổi kể cả khi giảm liều 100 lần so với chuẩn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Wilfred Jefferies đã thử nghiệm kỹ thuật mới trên chuột và quan sát thấy các phản ứng miễn dịch xuất hiện, giúp số chuột này an toàn trước bệnh dại, sởi và đậu mùa.

Phân tử TAP có nhiệm vụ đưa các chuỗi axit amin vào bên trong tế bào. Trong các tế bào ung thư, TAP bị vô hiệu hóa một cách bí ẩn và hậu quả là hệ miễn dịch không thể nhận diện mục tiêu tấn công.

"Mô hình TAP có thể áp dụng cho nhiều loại virus và hứa hẹn mang tới sự tiến bộ trong việc phát triển văcxin mới và cải thiện những loại hiện có", nhóm nghiên cứu khẳng định.

Sáng kiến của Jefferies được xem là đặc biệt quan trọng trong thời điểm hiện nay, khi mà cả thế giới đang nín thở trước một đại dịch cúm gà, nếu virus H5N1 đột biến thành chủng dễ lây từ người sang người. Ngoài ra, liều ít cũng giúp làm giảm độc tính của một số loại văcxin, đặc biệt là đậu mùa và bệnh than, đồng thời giúp những hệ miễn dịch yếu như ở bệnh nhân AIDS hấp thu tốt hơn. Nhóm nghiên cứu sắp cho ra đời mẻ văcxin mẫu để tiến đến cuộc thử nghiệm lâm sàng trong vòng 2 năm tới.

Jefferies lần đầu tiên nhận ra tiềm năng của TAP sau khi phát hiện phân tử này bị vô hiệu hóa trong tế bào ung thư (lý do vì sao cơ thể không chống lại được tế bào ung thư). Khi chủ động đính TAP vào tế bào bệnh, Jefferies nhận thấy hệ miễn dịch đột nhiên trở nên linh hoạt và tấn công trúng mục tiêu.

"TAP là phân tử quan trọng trong sự hình thành phản ứng miễn dịch. Sự có mặt của nó sẽ giúp cơ thể tấn công virus chính xác", Jefferies khẳng định. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không biết chắc vì sao phân tử TAP lại bị "tắt" trong tế bào ung thư.

Mỹ Linh (theo AFP)
 
Post mấy bài này lên để mọi người quan tâm thì đọc.
Nguyễn Hoàng Hiệp đã viết:
nhưng mà tại sao lại có tên là H5N1 các bác nói hộ giùm
--> http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=951
Bạn có thể xem phần về nguyên nhân gây bệnh cúm ở người để biết thêm. Không bạn có thể search trên mạng , tôi thấy có rất nhiều bài báo nói rất rỗ về vấn đề này.
 
Đã có hi vọng về thuốc "Tamiflu Việt Nam"

Với việc chiết suất thành công được axit shikimic từ hoa hồi cách đây 3 tháng , đến nay, các nhà khoa học thuộc viện Hóa học ( Viện KH&CN Viêt Nam) đã tổng hợp thành công hoạt chất oseltamivir từ axit shikimic trong phòng thí nghiẹm. Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được 2,5 g oseltamivir từ shikimic - hoạt chất chính sản xuất thuốc kháng virus H5N1.
Tuy hoạt chất oseltamivir mới được tổng hợp thành công ở qui mô phòng thí nghiệm, nhưng tiến sĩ Nguyễn Quyết Chiến, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, đó là tín hiệu đngs mừng cho thấy chúng ta có thể hi vọng vào khả năng tự sản xuất thuốc kháng virus H5N1. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tổng hợp hoạt chát này với số lượng lớn hơn. Thành công này vượt ngoài sự mong đợi vì đánh lẽ theo kế hoạch, đén tháng 6 mới có kết quả bứoc đầu về việc tổng hợp oseltamivir . TS Chiến cũng cho biết, từ nay đến khi có thể thương phẩm hóa thuốc kháng virus H5N1 nhãn hiệu " Made in VN" còn rất nhiều quy trình phải thực hiện mà tổng hợp oseltamivir chỉ là một bước khởi đầu quan trọng.

THeo KH&ĐS
 
Phát hiện protein chủ chốt ở virus H5N1

Các nhà khoa học vừa phát hiện cấu trúc của một protein chủ chốt ở virus cúm gia cầm H5N1 có thể biến thể trở thành loại virus chết người dễ dàng lây từ người sang người. Đây là phát hiện quan trọng giúp các nhà khoa học giám sát hiệu quả sự biến đổi gen của virus H5N1 và cảnh báo sớm nguy cơ virus này có những biến đổi để lây nhiễm từ người sang người.

Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học xuất bản trên mạng hôm 16-3, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ) cho biết họ đã xác định được cấu trúc của protein hemagglutinin. Đây là protein cho phép virus cúm gia cầm xâm nhập vào các tế bào chủ, kháng nguyên đầu tiên trên bề mặt virus cúm.

Các nhà nghiên cứu đã chụp hình ảnh và phân tích protein này sau khi phân lập một mẫu virus H5N1 từ một bé trai Việt Nam tử vong vì cúm gia cầm vào năm 2004.

Theo các nhà nghiên cứu, protein hemagglutinin bám trên các thụ quan tế bào khác nhau ở gia cầm và dạng cúm ở người, điều này có thể giải thích vì sao đa số virus cúm gia cầm không lây lan từ người sang người.

Hiện nay, chỉ có 3 loại virus cúm gia cầm có khả năng gây ra đại dịch cúm ở người, đó là H1N1, H2N2 và H3N2. Ba loại virus này đã từng gây ra các đại dịch vào năm 1918, 1957 và 1968 khiến hàng chục triệu người trên thế giới thiệt mạng sau khi hemagglutinin của chúng trở nên thích nghi với cộng đồng con người.

Các nhà khoa học đã phát hiện mặc dù hemagglutinin của virus H5N1 trông rất giống với hemagglutinin của virus H1N1, các biến thể này không tạo ra được loại virus thích hợp với thụ quan của con người.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý một số biến thể này có thể khiến hemagglutinin của virus H5N1 gắn kết với các tế bào biểu mô phổi của con người, khiến cho nó “có chỗ đứng” trong cộng đồng con người.



T.VY Theo Tuổi Trẻ Online/Xinhua
 
TAMIFLU TRONG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG CÚM ?

Mỗi năm có hàng 100 triệu người bị cúm ở bán cầu. Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong thường cao ở người già và người có nguy cơ như: đái tháo đường, hen, suy tim, hô hấp. Ở trẻ đang bú và phụ nữ mang thai bệnh có thể rất nặng.

Cúm là một bệnh do virus typ A và B lây nhiễm ở đường hô hấp trên và dưới. Do bản chất dễ lây nên cúm thường phát thành dịch lớn, tái xuất hiện hàng năm và kéo dài từ 6 đến 8 tuần. Triệu chứng lâm sàng thường gồm: sốt cao. Ngày thứ ba giảm sốt sau đó lại sốt cao ngày thứ tư, rồi giảm dần, ít nhất có một trong những biểu hiện chung như: suy nhược, rét run, cảm giác khó ở, nhức đầu, đau cơ, đau mình mẩy, chán ăn và ít nhất một trong những dấu hiệu hô hấp: ho, sổ mũi, đau họng. Trong thời kỳ đang có dịch (do các cơ quan y tế thông báo) nếu có những triệu chứng ?lâm sàng nói trên thì đảm bảo chẩn đoán đúng là cúm tới trên 70% số ca.

?

Khác biệt giữa cúm (grippe) và sổ mũi (rhume)
(1):cúm (2):sổ mũi

+Triệu chứng
Đột ngột
Dần dần

+Sốt/Rét run
Thường gặp
Hiếm gặp

+Ho
Thường gặp và ho nhiều
Ít gặp hơn. Mức độ từ nhẹ đến vừa

+Nhức đầu
Nổi trội
Hiếm gặp

+Chảy nước mũi
Không thành hệ thống
Thường gặp

+Đau mình mẩy và đau cơ
Thường gặp và nặng
Nhẹ

+Mệt mỏi và yếu ớt
Thường gặp và kéo dài 2-3 tuần
Rất nhẹ
?

Khác với sổ mũi, cúm thường gây biến chứng như­ viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, bột phát hen và viêm tai giữa. Ða số các biến chứng của cúm là ở đường hô hấp, nhưng đôi khi cũng có thể tác động đến các cơ quan khác như cơ, não và tim.


Tamiflu là gì?

Tamiflu (oseltamivir) là một thuốc mới chống cúm đặc hiệu. Ðó là một chất ức chế mạnh và chọn lọc neuraminidase là một enzym chung cho các virus A và B. Ðây là thuốc thứ hai của một nhóm. Trong đó có relenza (zanamivir) đã có trên thị trư­ờng từ năm 1999.

Sự khác biệt giữa tamiflu và relenza là:

- Tamiflu dùng đ­ường uống, còn relenza phải hít

- Tamiflu khuếch tán toàn thân vào mọi ổ bị nhiễm còn relenza thì khuếch tán tại chỗ chủ yếu là ở miệng họng.

- Tamiflu dùng điều trị cúm cho ng­ười lớn và trẻ em trên một tuổi và cả để dự phòng sau phơi nhiễm còn relenza chỉ dùng để điều trị cúm ở ng­ười lớn. ?

Tamiflu có ở 45 n­ước từ năm 1999 (Mỹ, Nhật, Canada, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ... ở Pháp có bán từ 11/2002. Theo dữ liệu của cơ quan y tế IMS, đã có hơn 4 triệu bệnh nhân được điều trị bằng thuốc này.

Cơ chế tác dụng
Virus cúm là virus có vỏ bọc là ARN mạch đơn, phân cực âm (ARN không có vai trò thông tin). Có ba typ virus cúm: A,B,C. Vỏ bọc của virus gồm:

- Những thể hình kim hemaglutimin 9HA là đích chính của các kháng thể trung hoà.

- Neuraminidase (NA)

- Một lớp kép lipid và protein khuôn M1. Tùy theo bản chất của các HA và NA, các virus cúm typ đ­ược phân chia thành nhiều phân typ. Thí dụ A (H1N2), A (H3N3). Ðể hiểu được tác dụng của oseltamivir cần trên chi tiết đư­ờng đi của virus ở các đ­ường hô hấp. Đầu tiên virus bám vào bề mặt biểu mô hô hấp nhờ hemaglutinin sẽ kết hợp với acid sialic là thụ thể (receptor} có ở màng tế bào hô hấp. Sau khi kết dính, virus xâm nhập vào các tế bào biểu mô hô hấp, tại đó các protein của virus đư­ợc tổng hợp rất nhanh. Sự hình thành các virion mới tổng hợp đ­ược thực hiện bằng cách nảy chối ở bề mặt tế bào. Sau đó các virus được tạo thành giải phóng ra ngoài tế bào nhờ neuramnidase (NA) là enzym ở bề mặt virus cúm. Enzym này có nhiệm vụ là cắt đứt các liên kết giữa hemaglutinin và acid sialic nối giữa virus với tế bào chủ ?của biểu mô hô hấp. Sự giải phóng này làm cho các virus mới hình thành phát tán vào đường hô hấp và ?cúm lây lan từ tế bào này sang tế bào khác. Tamiflu (oseltamivir) tác dụng ức chế chọn lọc neuraminidase. Vì Vậy các virion bị cầm giữ tại chỗ không thể lan ra được ở đường hô hấp và trong cơ thể.

Hai chỉ định của tamiflu:

Ðiều trị: Tamiflu được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi có những triệu chứng điển hình của cúm trong thời kỳ có dịch. Phải uống sớm tốt nhất là trong vòng 2 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng.

Dự phòng: Tamiflu đư­ợc chỉ định để dự phòng sau phơi nhiễm dùng cho người lớn và thanh thiếu niên từ 13 tuổi trở lên, sau khi có tiếp xúc với người bị cúm đã đ­ược chẩn đoán lâm sàng, trong thời kỳ có dịch. Tamiflu cũng phải dùng càng sớm càng tốt, chậm nhất là trong vòng hai ngày sau khi tiếp xúc với ng­ười bị cúm.

Tamiflu cũng còn dùng tốt trong một số hoàn cảnh đặc biệt để dự phòng trong thời kỳ có dịch.

+ Trư­ờng hợp không có sự thích hợp về kháng nguyên giữa các chủng virus đang lư­u hành với chủng chứa trong vaccin.

+ Trư­ờng hợp đại dịch.

Chú ý: Tamiflu chỉ có hiệu quả đối với các virus cúm A và B.

Tamiflu không phải thuốc thay thế cho vaccin chống cúm. Khuyến cáo nên tiêm vaccin, nhất là với ngư­ời có nguy cơ.

Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn th­ường gặp nhất là các nghiên cứu giai đoạn III: buồn nôn, nôn, đau bụng. Thư­ờng gặp ở hai ngày đầu điều trị, sau đó mất dần trong vòng 1 -2 ngày. Nên uống tamiflu cùng với bữa ăn. Sau khi đ­ưa ra thị trường, thấy thuốc còn có một số tác dụng phụ khác như ban và rất hiếm gặp là viêm gan và tăng men gan ở người già đã có hội chứng cúm. Tamiflu không gây trở ngại gì đến lái xe hoặc đứng máy.

Tamiflu không có t­ương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng. Tamiflu không nằm trong danh sách doping. Tamiflu không ảnh hưởng đến miễn dịch chống cúm.

?

Hiệu quả trong điều trị cúm: Ở trẻ con việc điều trị mà được bắt đầu trong khoảng 48 giờ sau khi có triệu chứng, thấy giảm đáng kể thời gian mắc bệnh, rút ngắn được 1,5 ngày so với nhóm chứng. Ðối với viêm ?tai giữa cấp là một biến chứng phổ biến nhất của cúm ở trẻ em, tỷ lệ mắc ở nhóm chứng là 26,5%, còn ở nhóm dùng tamiflu là 1 6%.

Ở người lớn, thời kỳ trở lại bình thường ở nhóm chứng là 5,2 ngày, còn ở nhóm dùng tamiflu là 4,2 ngày. Tỷ lệ biến chứng đường hô hấp dưới (chủ yếu là viêm phế quản) phải điều trị kháng sinh là 12,7% ở nhóm chứng, rút xuống còn là 8,6% ở nhóm dùng tamiflu.

Trong dự phòng cúm sau phơi nhiễm. Tiến hành trên 405 người dự phòng bằng tamiflu sau khi tiếp xúc với một ca đã xác định rõ là cúm, thấy giảm được 92% tỷ lệ mắc bệnh cúm. ?

Ghi chú: D­ược động học của Tamiflu: ?

Hấp thu: Sau khi uống, thuốc được hấp thu nhanh và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Chuyển hoá: Biến thành chất chuyển hoá có hoạt tính (carboxylat oseltamivir) nhờ các enzym esterase ở gan và/hoặc ở ruột.

Phân bố: Thể tích phân bố trung bình của carboxylat oseltamivir là 23 lít. Thuốc phân bố ở mọi nơi có sự tăng sinh của virus.

Gắn kết với protein: Khoảng 3%.

Thời gian bán huỷ trong huyết tương: 6-10 giờ.

Ðào thải: Qua thận dưới dạng carboxylat oseltamivir. ?

(Theo Tạp chí Dược học)
 
SARS%20Fear_j.jpg
 
Phát hiện mẫu huyết thanh cò dương tính với H5N1

Kết quả xét nghiệm của Chi cục thú y TP HCM mới đây cho thấy, có 2 mẫu huyết thanh của đàn cò Khu du lịch Suối Tiên dương tính với virus cúm gia cầm. Cơ quan thú y đã tiêu hủy 53 con cò tại đây, đồng thời, thực hiện các biện pháp tiêu độc sát trùng, cách ly khách tham quan với số chim cảnh còn lại.

Theo Phó Chi cục thú y TP HCM Nguyễn Kim Châu, từ khi dịch cúm xảy ra, cơ quan này vẫn thường xuyên lấy mẫu huyết thanh của các loại chim cò tại các khu du lịch, trong đó có Khu Du lịch Suối Tiên để xét nghiệm. Đây lần đầu tiên có mẫu cho kết quả dương tính. Chi cục đã báo cáo về Cục Thú y Trung tâm vùng để cơ quan này kiểm tra lại.

"Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, chúng tôi đã tiến hành tiêu hủy đàn chim cò 53 con với sự giám sát của cán bộ Chi cục Thú y thành phố. Việc lấy mẫu kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần vẫn được tiến hành nghiêm ngặt từ khi dịch cúm xảy ra. Hiện các loại chim cảnh còn lại chưa ảnh hưởng bởi virus cúm được kiểm soát chặt chẽ và cách ly với khoảng cách bảo đảm an toàn cho khách tham quan", Phó giám đốc Khu du lịch Suối Tiên Huỳnh Đồng Tuấn cho biết.

Chiều 3/8, tại TP HCM, Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín làm trưởng ban, đã họp khẩn cấp để bàn biện pháp phòng chống trước nguy cơ dịch cúm gia cầm quay trở lại.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn TP HCM, nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm ở thành phố rất lớn. Mới đây, tại Tây Ninh có 2 đàn vịt (hàng nghìn con) xảy ra hiện tượng chết hàng loạt. Ngành thú y TP cũng đã lấy mẫu xét nghiệm từ 2 đàn vịt trên, kết quả cho thấy chúng dương tính với virus cúm gia cầm. Lượng gia cầm từ các tỉnh đưa về thành phố giết mổ, khi lấy mẫu xét nghiệm, cho thấy hàm lượng kháng thể đủ khả năng bảo hộ virus cúm gia cầm đối với gà chỉ đạt 19,6% và vịt là 18,8%, một tỷ lệ còn quá thấp. Kết quả trên cho thấy, việc tiêm phòng tại nhiều địa phương còn quá sơ sài.

(Theo Người Lao động)


Mỹ Lan-vnexpress.net
 
cho em hỏi về biến nạp ở vi khuẩn:định nghĩa,các kiểu biến nạp.trình bày các bước chế tạo vsv biến đổi gene?
 
Cuộc truy tìm vaccine H5N1 đã dần tới đích

"Không đi theo những kỹ thuật cổ điển, bằng việc sử dụng kỹ thuật di truyền ngược tạo chủng cúm A H5N1 giảm độc lực và tiến hành trên tế bào thận khỉ, nhưng nhóm nghiên cứu của công ty vaccine và sinh phẩm số 1 đã dần tiến gần tới việc sản xuất thành công cúm A H5N1"
Bài báo hơi dài mà mĩnh copy được, đọc thêm tại: http://congnghesinhhoc24h.com/tai-lieu/cuoc-truy-tim-vaccine-h5n1-da-dan-toi-dich-592.html.
:)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top