tảo chlorella

dương phương

Senior Member
mọi người cho em hỏi
- Một số loài tảo như Chlorella có thể sd 1 lượng lớn CO2 so vs cây trồng trên cạn, do đó ng ta sd tảo tại các khu CN để giảm lượng CO2 thải ra do đốt than, vậy bắng cách nào mà chúng có thể giảm 50% lượng CO2 thải ra như vậy ?
do quá trình quang hợp xảy ra mạnh mẽ ạ ?hay còn lí do nào khác ?(y):???:
 
=)) Quang hợp mạnh là do nhu cầu lớn , nhu cầu lớn thì tạo nhiều và cần nhiều chất hữu cơ , tạo nhiều chất hữu cơ vì cần nhiều năng lượng , cần nhiều năng lượng là do hô hấp mạnh . Do đó mình suy luận rằng do điều kiện sống của chúng buộc chúng phải làm vậy , ví dụ như môi trường xấu , chất dinh dưỡng môi trường không nhiều , ở nơi ẩm , cạnh tranh ,.... vân vân và mây mây
Suy luận thôi chứ chưa thấy bao giờ
 
=)) Quang hợp mạnh là do nhu cầu lớn , nhu cầu lớn thì tạo nhiều và cần nhiều chất hữu cơ , tạo nhiều chất hữu cơ vì cần nhiều năng lượng , cần nhiều năng lượng là do hô hấp mạnh . Do đó mình suy luận rằng do điều kiện sống của chúng buộc chúng phải làm vậy , ví dụ như môi trường xấu , chất dinh dưỡng môi trường không nhiều , ở nơi ẩm , cạnh tranh ,.... vân vân và mây mây
Suy luận thôi chứ chưa thấy bao giờ
hô hấp mạnh thì lại làm tăng lượng CO2 thải ra, cái này theo mình là quang hợp năng suất cao n hô hấp lại k dùng hết, 1 nửa sp k dùng hô hấp mà dự trữ
 
Theo mình thì nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quang hợp. Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng lên tuyến tính theo. Tuy nhiên, khi đạt đến một nồng độ CO2 nhất định thì dù tăng nồng độ CO2 lên nữa, cường độ quang hợp cũng không tăng và thậm chí giảm dần. Trong TH này, nồng độ CO2 trong không khí cao sẽ kích thích quang hợp ở tảo, cường độ quang hợp cao vượt trên hô hấp sẽ làm nồng độ CO2 giảm. Trong thực tế, quang hợp của tảo bị ức chế bởi nồng độ CO2 khoảng 21%, mà theo mình nghĩ thì khó đạt được nồng độ CO2 như thế này trong thực tế, kể cả trong các khu CN. (Tuy nhiên mình vẫn chưa hài lòng với suy luận này lắm, nếu bạn thấy điểm nào không thỏa đáng thì chỉ giúp mình nhé!)
Còn 1 dữ kiện nữa là cường độ quang hợp của tảo cao hơn nhiều thực vật trên cạn, theo mình thì là do tảo sống trong môi trường nước nên lượng nước hấp thu được sẽ cao hơn TV trên cạn. Mà hàm lượng nước cũng ảnh hưởng đến quang hợp. Tuy nhiên mình đang nghĩ đến TH nếu tảo sống trong mt nước mặn thì có chắc chắn là nó hấp thu được nhiều nước hơn TV trên cạn hay không.
Mong nhận dc góp ý từ bạn!
^^
 
Theo mình thì nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quang hợp. Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng lên tuyến tính theo. Tuy nhiên, khi đạt đến một nồng độ CO2 nhất định thì dù tăng nồng độ CO2 lên nữa, cường độ quang hợp cũng không tăng và thậm chí giảm dần. Trong TH này, nồng độ CO2 trong không khí cao sẽ kích thích quang hợp ở tảo, cường độ quang hợp cao vượt trên hô hấp sẽ làm nồng độ CO2 giảm. Trong thực tế, quang hợp của tảo bị ức chế bởi nồng độ CO2 khoảng 21%, mà theo mình nghĩ thì khó đạt được nồng độ CO2 như thế này trong thực tế, kể cả trong các khu CN. (Tuy nhiên mình vẫn chưa hài lòng với suy luận này lắm, nếu bạn thấy điểm nào không thỏa đáng thì chỉ giúp mình nhé!)
Còn 1 dữ kiện nữa là cường độ quang hợp của tảo cao hơn nhiều thực vật trên cạn, theo mình thì là do tảo sống trong môi trường nước nên lượng nước hấp thu được sẽ cao hơn TV trên cạn. Mà hàm lượng nước cũng ảnh hưởng đến quang hợp. Tuy nhiên mình đang nghĩ đến TH nếu tảo sống trong mt nước mặn thì có chắc chắn là nó hấp thu được nhiều nước hơn TV trên cạn hay không.
Mong nhận dc góp ý từ bạn!
^^
- ý bạn là điểm bão hòa C02 của tảo cao hơn?
- Còn 1 dữ kiện nữa là cường độ quang hợp của tảo cao hơn nhiều thực vật trên cạn, Mà hàm lượng nước cũng ảnh hưởng đến quang hợp. Tuy nhiên mình đang nghĩ đến TH nếu tảo sống trong mt nước mặn thì có chắc chắn là nó hấp thu được nhiều nước hơn TV trên cạn hay không.
hmm cđộ qh cao theo mình biết là vs tảo, còn nếu ns nước thì những tv nổi như rong rêu, cây thủy sinh thì sao? nếu v phải chăng xét ts cả ánh sáng bởi tv cạn có lợi thế as mà
 
Ý mình không phải điểm bão hòa CO2 của tảo cao hơn TV trên cạn mà là điểm bão hòa CO2 của tảo cao hơn nồng độ CO2 trong không khí.
Thế nên mình mới có ý dưới là tại sao cường độ qh ở tảo lại cao hơn ở TV trên cạn, và ý này ngoài vấn đề về hàm lượng nước ra thì mình chưa có thêm ý nào khác.
Mình nghĩ là cần giải thích kiểu khác, theo bạn thì thế nào?
Về lợi thế ánh sáng, tảo Chlorella thuộc loại tảo lục, mà theo sinh thái thì nó thường nằm ở những tầng nước phía trên, nên mình thấy việc đưa lợi thế ánh sáng vào cũng hơi khó. Hơn nữa, TV cũng có cơ chế thích nghi để hấp thu hiệu quả ánh sáng cho qh mà. Nên theo mình cần xem xét ở khía cạnh khác!
(Ngoài lề: Bạn sinh năm 2000 hả dương phương? Bạn học trg nào thế? Mình rất thích cách đặt câu hỏi và trả lời của bạn đấy!):) :mrgreen:
 
Ý mình không phải điểm bão hòa CO2 của tảo cao hơn TV trên cạn mà là điểm bão hòa CO2 của tảo cao hơn nồng độ CO2 trong không khí.
Thế nên mình mới có ý dưới là tại sao cường độ qh ở tảo lại cao hơn ở TV trên cạn, và ý này ngoài vấn đề về hàm lượng nước ra thì mình chưa có thêm ý nào khác.
Mình nghĩ là cần giải thích kiểu khác, theo bạn thì thế nào?
Về lợi thế ánh sáng, tảo Chlorella thuộc loại tảo lục, mà theo sinh thái thì nó thường nằm ở những tầng nước phía trên, nên mình thấy việc đưa lợi thế ánh sáng vào cũng hơi khó. Hơn nữa, TV cũng có cơ chế thích nghi để hấp thu hiệu quả ánh sáng cho qh mà. Nên theo mình cần xem xét ở khía cạnh khác!
(Ngoài lề: Bạn sinh năm 2000 hả dương phương? Bạn học trg nào thế? Mình rất thích cách đặt câu hỏi và trả lời của bạn đấy!):) :mrgreen:
-đó, mình đang muốn hỏi là ý bạn là điểm bão hòa C02 của tảo cao hơn không khí?
bình thường điểm bão hòa của tv cũng cao hơn không khí rồi cho nên ở trong đk tự nhiên thì không thể đạt quang hợp tối đa, tuy nhiên trong mt có nhiều C02 như nhà máy than thì đương nhiên cường độ quang hợp sẽ cao hơn, như bạn nói
- cái ánh sáng mình đưa vào là để nói về nước , nếu tảo có lợi thế về nước thì tv trên cạn lại có lợi thế về ánh sáng, và loài tảo này lại có xu hướng chìm xuống đáy nước :v
- cường độ quang hợp ở tảo này đặc biệt cao hơn, có thể do giàu chlorophyll hơn, hoặc có thể cùng với giả thuyết sống trong mt nước của bạn, cái này hiện tại mình cũng chưa có giả thuyết nào hay ho:cry::???:
-hmm, câu hỏi nữa là cần duy trì 2 đk gì trong hồ nước để đảm bảo cho tảo sinh trưởng thuận lợi nhất :dance:
:nhannho::nhannho::nhannho: yupp, mình học chuyên nguyễn trãi :v thế bạn :v nhiều lần thấy bạn định làm quen mà ngại :v có gì giúp đỡ nhé =)))
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top