Ai chỉ gấp mình với!!!

mônlib

Junior Member
Mấy bạn ơi: Tại sao máu ở mao mạch (gồm có máu động mạch và máu tĩnh mạch) không bị hòa lẫn?
Cơ chế miễn dịch????
Ai biết chỉ mình với!
Ai có khả năng cho mình hỏi thêm câu tại sao hệ đệm protein lại có khả năng đệm cao nhất?
 
Cơ chế miễn dịch: trong cơ thể có hai loại phản ứng miễn dịch là phản ứng miễn dịch đặc hiệu và phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.
- Các phản ứng miễn dịch không đặc hiệu gồm: viêm, thực bào, gây sốt và sinh interferon.
+Phản ứng viêm: khi một tác nhân gây bệnh đi qua được tuyến bảo vệ thứ nhất thì ngay lập tức các tb ở mô liên kết và đặc biệt là các tb phì sẽ giải phóng histamin. Histamin gây giãn mạch tại chỗ và tăng tính thấm của thành mạch là protein đi vào trong dịch mô. Các mô tổn thương sẽ trương lên khi phản ứng viêm phát triển, tác dụng của histamin được tăng cường bởi các chất khác gồm kitin và các protein bổ thể. Các chất này thu hút bạch cầu trung tính bằng quá trình hóa ứng động.
+Thực bào: Bạch cầu trung tính sau khi xâm nhập vào mô sẽ tấn công Tb vi khuẩn và cả những tb bị tổn thương bằng hình thức thực bào. Khi vk chết các tb của mô và bạch cầu có thể tập trung lại thành mủ ở chỗ bị tổn thương. Sau đó các thực bào sửa chữa hoàn toàn mô nhưng có thể hình thành ổ áp xe (ổ chứa mủ trong đó có các vsv sống)
+Gây sốt: tất cả các nhiễm trùng đều làm tăng thân nhiệt và gây sốt. Phản ứng này gây ra bởi yếu tố gây sốt là một loại pro được giải phóng từ bạch cầu trung tính trong quá trình viêm, Nó tác động lên vùng dưới đồi não gây điều chỉnh tạm thời bộ điều nhiệt của cơ thể, và kích thích gan tăng hấp thu sắt làm giảm sinh sản của vk.
+Sinh interferon: sự nhiễm khuẩn (virut) khiến m65t số dạng tế bào làm chúng miễn dịch với sự tấn công của vi khuẩn (virut). Interferon kích thích tb sinh pro chống virut bằng cách cab thiệp vào sự phiên mã ADN và ARN.
_ Phản ứng miễn dịch đặc hiệu: các phản ứng miễn dịch đặc hiệu phụ thuộc vào sự sản sinh kháng thể của các tế bào limpho (và mỗi loại tb limpho chỉ sản xuất 1 loại kháng thể)
Khi một tb T bị kích thích bởi kháng nguyên tương ứng, nó sẽ phình lên và phân chia rất nhanh để tạo ra một dòng tb giống nhau về mặt di truyền. Các Tb này sinh ra kháng thể nhưng không giải phóng mà vẫn gắn trên bề mặt tb => các tb T giết. Chúng di chuyển đến khu vực tổn thương, ở đó chúng tấn công trực tiếp các vi khuẩn, giải phóng các chất hóa học giết chết tác nhân gây bệnh đồng thời thu hút các tb lympho và đại thực bào khác.
Khi một tb B bị kích thích chúng cũng tạo thành dòng tb tương tự như lympho T nhưng chúng ở lại tại mô lympho. Chúng sinh ra kháng thể với tốc độ lớn và duy trì trong vài ngày. Các kháng thể đi vào máu có nhiều tác dụng khác nhau như phá hủy hay làm tan vi khuẩn hoặc tăng tính mẫn cảm của vi khuẩn với đại thực bào. Đồng thời những tb B nhớ ở trong mô lympho gây ra phản ứng nhanh và mạnh hơn trong cơ thể khi tác nhân xâm nhập lần thứ hai.
 
Mấy bạn ơi: Tại sao máu ở mao mạch (gồm có máu động mạch và máu tĩnh mạch) không bị hòa lẫn?
Cơ chế miễn dịch????
Ai biết chỉ mình với!
Ai có khả năng cho mình hỏi thêm câu tại sao hệ đệm protein lại có khả năng đệm cao nhất?

thế tại sao bạn lại cho rằng máu ở mao mạch không hoà lẩn :

thành phần chủ yếu của máu là hồng cầu
chức năng thì vận chuyển nó cũng tương tự như dây chuyền sản xuất và tiêu thụ của sữa vậy:sữa từ nhà máy (oxi) được đưa đến "người sửa dụng" (tbào) bằng xe tải 1 (hồng cầu trong máu động mạch) và sẽ gữi trả lại cái vỏ sữa (chất thải) theo xe tải 2 (hồng cầu trong máu tĩnh mạch) vào nhà máy xử lý rác (cơ quan bài tiết ra môi trường)

vậy máu (hồng cầu) là những chiếc xe tải 1 và 2 trong ví dụ trên có hoà lẫn vào nhau hay không ?! nếu như dây chuyền tuần hoàn và có trật tự:mrgreen:
 
Nói thế nào nhỉ, máu chỉ chảy theo một chiều tức là nó đi qua rồi thì không quay lại nữa, giống như em đi trong đường một chiều ấy đi qua rồi thì đâu có quay xe trong đó mà đi ngược lại được. Thế nên máu trong mao mạch làm sao lại bị hòa lẫn. Em cứ coi như cả vòng tuần hoàn của mình là một cái đường một chiều cực dài mà đầu và đuôi gặp nhau tại một điểm thì sẽ dễ hiểu hơn chăng?
 
1. Câu hỏi cũng có ý. Nhưng giải thích máu chạy 1 chiều là kg đủ. Giả sử chúng ta chặn mạch máu (buộc garô - như lúc tiêm, lấy máu) thì thế nào!? Hoặc là đứt động mạch thì máu có chảy ngược lại từ tĩnh mạch kg!? A thêm 1 ý nữa là các tĩnh mạch của chúng ta có các van, giúp cho máu lưu thông 1 chiều.
P/s: Nhưng mà ông nào ra câu hỏi chuối kg tả đc. Thế nào là "lẫn"

Câu 2 chung chung quá kg biết trả lời thế nào. Nếu cần biết cơ chế miễn dịch thật thì nó là 1 CHUYÊN ĐỀ dài vài chục trang chứ kg phải 1 VẤN ĐỀ viết ra vài dòng.
 
Anh nói cũng đúng, em từng đọc cả cuốn miễn dịch dày tới mấy trăm trang khổ A4. Mà có nhiều chỗ còn chả hiểu nữa. Nhưng mà nếu trong chương trình phổ thông thì chắc cũng chỉ cần biết những cái cơ bản thôi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top