Đông máu

Lê Thị Trang

Senior Member
Em muốn hỏi
Tại sao khi cho muối vào thì máu sẽ khó đông, sau đó nếu ta cho nươc cất vào với nồng độ thích hợp thì máu có thể đông được trở lại?
Còn nữa:tại sao van giữa tâm thất trái và tâm thất phai là van hai lá trong khi van giữa tâm thất và tâm nhĩ phải lại la van ba lá?
 
Em muốn hỏi
Tại sao khi cho muối vào thì máu sẽ khó đông, sau đó nếu ta cho nươc cất vào với nồng độ thích hợp thì máu có thể đông được trở lại?
Còn nữa:tại sao van giữa tâm thất trái và tâm thất phai là van hai lá trong khi van giữa tâm thất và tâm nhĩ phải lại la van ba lá?

Không sợ cúm gia cầm hay sao mà hỏi câu đ6ng máu vậy?

1- Trước khi tôi trả lời, cho tôi hỏi mấy câu này : Trang có biết chắc chắn là khi cho muối vào máu thì máu khó đông không? Trang đã làm thử chưa? Nếu chưa làm thử thì Trang hỏi vậy vì nghe người ta nói hay vì Trang đoán là muối có tác dụng đó trẻn máu?

Cơ dhế đông máu rất phức tạp nhưng muối chưa hề được nhắc tới như là một thành phần cần thiết trong chuổi phản ứng đông máu hay như là một chất cản trở đông máu.

Trong tất cả các công thức làm tiết canh vịt tôi tìm thấy trên internet, việc đầu tiên người đầu bếp phải làm là pha một thìa canh nước mắm với hai thìa nước lạnh. Không có công thức nào bảo ta pha nước muối. Giai đoạn thứ nhì là cắt cổ vịt để máu chảy vào tô nước mắm đó. Giai đoạn thứ ba là khấy lên để trộn đều. Chừng bốn mươi năm về trước, tôi có nghe một thuyết nói rằng khi khuấy máu như vậy, những sợi tơ huyết (fibrin) quấn lên trên đũa hay thìa và do đó máu không đông. Tôi không tin là thuyết đó đúng vì nếu lấy hết tơ huyết ra thì làm sao máu có thể đông trở lại trong giai đoạn cuối?

Theo tôi đoán, trong nước mắm có một vài chất hóa học chống đông máu nào đó mà chưa ai thử tìm ra (oxalate chẳng hạn). Những chất đó hiện diện ở một nồng độ vừa đủ (trong ba thìa nước mắm pha) để làm cho máu của một con vịt không đông. Nói thế có nghĩa là ta phải dùng một lượng nước mắm pha nhiều hơn nếu muốn sữa soạn một tô huyết heo!

Giai đoạn cuối trong công thức tiết canh vịt là trộn thêm nước lạnh hay nước dùng và máu sẽ đông sau chừng 15 phút. Hiện tượng này có thể giải thích rắng khi ta pha loảng tiết thêm nữa, ta làm giảm nồng độ của chất chống đông máu bí mật và nó không còn hữu hiệu.

Nếu Trang làm thử với nước muối và chứng minh là nó có thể làm máu không đông thì Trang cứ gọi tôi là lớn đầu rồi mà còn ăn nói lẩm cẩm. Trừ một trường hợp ngoại lệ này : muối biển không tinh lọc của ta có thể có đủ oxalate để làm tiết canh vịt! ChắcTrang có đủ khả năng để làm hai thí nghiệm với nước muối biển và nước muối tinh khiết .

2- Tại sao bên trái của tim có van hai mảnh và bên phải có van ba mảnh? Tại trời sinh ra như vậy! Nói đùa thôi. Lý do rắc rối lắm.

Khi bào thai (embryo) phát triển, những mô và phần góp phần vào việc cấu tạo nên trái tim đi qua rất nhiều giai đoạn phức tạp. Một trong những lý do là van bên trái được níu kéo xuống đáy tim bằng hai cột thịt (papillary muscles) và có hai mảnh. Van bên phải được giữ bằng ba cột thit nên có ba mảnh. Nếu không đưỡc chằng xuống đáy tim, cá hai van có thể có hình vòng tròn! Tại sao có khác nhau đó có thể đuợc giải thích rằng đó là kết quả tất nhiên vì hai nửa phải và trái của tim có chức phận và hình thái khác nhau (different functions and shapes) nên đòi hỏi kiến trúc cơ thể khác nhau (different anatomical structures). Trong trường hợp van bên phải, chỉ có gần 70% có kiến trúc ba mảnh. Hơn 30% còn lại có từ hai cho tới bốn hay sáu mảnh.
 
Chào bạn Trang:
"tại sao van giữa tâm thất trái và tâm thất phai là van hai lá trong khi van giữa tâm thất và tâm nhĩ phải lại la van ba lá?"
Câu này có trong diễn đàn rồi đấy. Bạn vào đây tìm hiểu đôi chút:
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=2006
Còn cho cháu xin được hỏi Bác sĩ Huỳng Kim Giám một chút, nghe nói quá trình đông máu tham gia của một dãy các yếu tố và một loạt phản ứng hóa học. Cho cháu hỏi cơ chế đông máu tham gia của tất cả bao nhiêu yếu tố ?
 
Việc cho muối vào để làm máu khó đông dúng là cháu chưa làm thử nhưng cháu đọc đươc cái đó trong sách của GS.BS Nguyễn Ngọc Lanh.quyển 'Máu' (trang 69-70,tập 1trong bộ sách 'Sinh lý con người') . Với lại hình như trong thực tế người ta vẫn làm thế bác ạ.
 
Việc cho muối vào để làm máu khó đông dúng là cháu chưa làm thử nhưng cháu đọc đươc cái đó trong sách của GS.BS Nguyễn Ngọc Lanh.quyển 'Máu' (trang 69-70,tập 1trong bộ sách 'Sinh lý con người') . Với lại hình như trong thực tế người ta vẫn làm thế bác ạ.

Tôi không có sách đó nên không thể cho ý kiến nhưng Trang có thể đọc lai mấy trang 69-70 để xem thử BS NNLanh có nói rỏ về loại muối nào và nồng độ nước muối cần thiết để làm cản trở đông máu, Và Trang có thể làm vài thí nghiệm với hai loại muối tinh khiết và muối bể để kiểm chứng lời sách và lời tôi nói. Giờ chắc là Trang cỏ thể mua vịt sống ngoài chợ được rồi phải không?

Một công ba việc, vừa có thịt vịt ăn vừa làm thí nghiệm khoa học để học hỏi, vừa tự mình tìm lấy câu trả lời cho một bí quyết trong nghệ thuật ẩm thực Việt Nam mà hình như chưa ai dùng khoa học để giải thích.
 
Còn cho cháu xin được hỏi Bác sĩ Huỳng Kim Giám một chút, nghe nói quá trình đông máu tham gia của một dãy các yếu tố và một loạt phản ứng hóa học. Cho cháu hỏi cơ chế đông máu tham gia của tất cả bao nhiêu yếu tố ?

Cơ chế đông máu rất phức tạp và đòi hỏi sự hiện diện cuả ba nhóm yếu tố

1) Huyết mạch : mạch máu bị thuơng tổn co thắt lại để giảm bớt mất máu; đồng thời thương tích thành mạch máu đề khởi sự dính platelets lên thành mạch máu và sự chế tạo fibrin. Platelets và fibrin kết hợp lại thành cục máu.

2) Platelets : platelets dính lên thành mạch máu qua trung gian của yếu tố Willebrand's và glycoprotein IbIX. Platelets được khích động sẽ đưa đến sự khích động của một chuổi phản ứng sinh hóa học khác liên can với nhiều hóa chất (ADP, phospholipids, adenylate cyclase, Ca, thromboxane A2, cycloxygenase, g;ycoproteins IIb và IIa, và fibrinogen). Bề mặt của platelets là nơi để tập hợp và kích động nhiều yếu tố đông máu để chế tạo thrombin. Thrombin biến fibrinogen thành fibrin. Fibrin quyện những platelets lại và cục máu thành hình.

3) Huyết tương : Có hai tiến trình khác nhau, nội và ngoại (intrinsic and extrinsic pathways) đua tới sự đông máu với các yếu tố huyết tuơng (II, V, VII,VIII, IX, X, XI, XII) và yếu tố sinh mô ( tissue factor complexes, phospholipids)dự phần vào để chế tạo fibrin.

Những phản ứng này rất rắc rối và chỉ những người học y khoa hay cao học mới cần biết. Tôi có thể thử dịch tài liệu tôi dùng nhưng tôi chắc là kết quả không có ích gì cho Thân vì thuật ngữ tôi dùng không hợp thời và làm câu dịch khó hiểu . Tôi đề nghị Thân hỏi thầy, sinh học gia hay bác sĩ trong nước để lấy tài liệu viết bằng Việt ngữ.

Hay Thân nhờ một thành viên nào đó với khả năng Anh ngữ kỹ thuật ♦cao dịch giùm Thân tài liệu trong link dưới đây. Tài liệu này lấy trong sách The Merck Manuals for Healthcare Professionals, cuốn sách đuợc xem mhư là cẩm nang y học bằng Anh ngữ cho người hành nghề y khoa. Danh sách của những yếu tố đông máu có trong link thứ nhì, lấy từ link thứ nhất.

http://www.merck.com/mmpe/sec11/ch134/ch134a.html#sec11-ch134-ch134a-430

http://www.merck.com/media/mmpe/pdf/Table_134-1.pdf
 
Em muốn hỏi
Tại sao khi cho muối vào thì máu sẽ khó đông, sau đó nếu ta cho nươc cất vào với nồng độ thích hợp thì máu có thể đông được trở lại?
Còn nữa:tại sao van giữa tâm thất trái và tâm thất phai là van hai lá trong khi van giữa tâm thất và tâm nhĩ phải lại la van ba lá?

bạn Trang thân mến. Còn nhớ tớ chứ? theo tớ nhớ thì không có van "giữa tâm thất trái và tâm thất phải " đâu bạn Trang ạ. Nếu bạn hỏi "tại sao van giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái là van hai lá trong khi van giữa tâm thất và tâm nhĩ phải lại la van ba lá?" thì tớ xin được trả lời là:
Bạn hãy làm một thí nghiệm như sau:
*cắt một nhát kéo giữa giấy thứ nhất
* trên tờ giấy thứ hai cắt sao cho vết cắt giống như hình hoa thị có 3 cánh í ( khó diễn đạt thật đấy)
tóm lại là tạo một mô hình giống như van hai lá và van ba lá.

thửi thổi qua đó bạn sẽ dễ dàng nhận thấy thổi qua lỗ thủng ở tờ giấy 1 dễ hơn.
=> van ba lá chịu một áp lực kém hơn van hai lá, dễ dàng đóng mở hơn van hai lá.

Chúng ta cũng biết máu đổ về tâm nhĩ phải là máu từ tĩnh mạch, tốc độ, áp lực thấp. máu từ tâm thất phải bơm đi là máu đến phổi, đoạn đường ngắn , chỉ cần bơm đi với một lực nhỏ... nói tóm lại là van nhĩ thất phải chỉ cần chịu một áp lực nhỏ và dễ dàng mở ra đóng vào vì vậy nó có cấu tạo là van ba lá.
ngược lại với van nhĩ thất trái.
còn chuyện về máu đông tớ thấy chuyện đó có thực. Trước đây tớ cũng thấy bố làm như vậy. nhưng mà tớ cũng chưa thể giải thích được.
 
bạn cho muối vào ở nồng độ cao, có thể protein (factor) bị kết tủa nên không cảm ứng chuỗi đông máu được (điều này xảy ra với tất cả protein, nồng độ muối thấp làm tăng tính tan, còn tăng nồng độ muối lên cao quá sẽ khiến phần lớn protein kết tủa). Khi bạn thêm nước vào ở nồng độ thích hợp (chắc ý bạn nói để tế bào máu không bị nhược trương hay đẳng trương) thì nồng độ muối giảm, và protein sẽ tan trở lại, gây đông máu.
Không biết lý giải thế có hợp lý không nhỉ? Đúng như bác sĩ nói, bạn có thể tự tay làm thí nghiệm để kiểm tra.
 
Chà chà! Mình thì mình nghiêng về ý kiến của bác Lương! Trong cơ chế đông máu có vai trò rất quan trọng của các loại protein! Có lẽ là protein ở đây bị biến tính thật!
 
Bạn thử hãm tiết canh với nồng độ muối cao thử xem có khả năng đông lại được hay không????????????????
 
Chà chà! Mình thì mình nghiêng về ý kiến của bác Lương! Trong cơ chế đông máu có vai trò rất quan trọng của các loại protein! Có lẽ là protein ở đây bị biến tính thật!


prôtêin bị biến tính thì có trở lại bình thường được không? theo mình nghĩ enzim gây đông máu chỉ bị ức chế do nồng độ muối quá cao mà thôi. sau đó khi cho thêm nước thì sẽ chở lại bình thường ( tất nhiên là nếu cho quá nhiều muối, lúc sau phải trung hòa bằng rất nhiều nước thì máu quá loãng không thể đông được)
 
Van có vai trò gì hả các bạn. Áp lực dòng máu vào động mạch lớn hay giữa tâm thất phải và trái lớn?

van có nhiệm vụ đóng vào, mở ra ngăn không cho máu chảy ngược trở lại, tạo dòng chảy một chiều.
áp lực dòng máu tại động mạch lớn hơn áp lực tại tĩnh mạch. áp lực mà tâm thất trái tạo ra khi co vào bơm máu đi lớn hơn áp lực mà tâm thất phải tạo ra ( vì tâm thất trái phải bơm máu giàu ô xi đi khắp cơ thể còn tâm thất phải chỉ phải bơm máu nghèo ôxi đi đến phổi)
bạn Bến có thể đọc rõ hơn ở bất cứ sách sinh lý động vật nào.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,648
Messages
71,541
Members
55,798
Latest member
go99vnme
Back
Top