cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu

Thành viên cũ

Senior Member
các sinh vật sống trong nước ngọt như cá có cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu để chống lại sự xâm nhập nước từ bên ngoài môi trường và bảo vệ muối cho cơ thể trong khi các động vật nước mặn thì ngược lại. Vậy với bọn di cư sông biển hay biển sông thì sao nhỉ????? có phải chúng có cả hai bộ máy điều hòa áp suất thẩm thấu và hoạt động của từng cái tùy thuộc vào môi trường của nó không ạ! Em đọc cuốn bài giảng Động vật có xương sống của thầy Đức mà không thấy rõ lắm.
 
Thủy triều đỏ a?
nó vẫn là một cỏ chế thui nhưng phổ hoạt động rông hỏn
tại sao em không hỏi là cho thêm 1 hạt muối vào ao cá mà cá vẫn sống
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,fresh water,,,,,,,,, biển mà cá không chết
why?
:idea: :roll:
 
tại sao em không hỏi là cho thêm 1 hạt muối vào ao cá mà cá vẫn sống
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,fresh water,,,,,,,,, biển mà cá không chết
why?

em chẳng hiểu gì cả!

Thêm một hạt muối vào ao cá thì chẳng làm thay đổi nồng độ muối trong ao được, thêm cả tấn nước ngọt vào biển thì cũng chẳng làm cho biển nhạt đi, vậy anh muốn giải thích cơ chế ở đây là gì ạ! em vốn chậm hiểu nên không hiểu được ý của anh, anh có thể giải thích thêm một chút được không ạ!
 
các sinh vật sống trong nước ngọt như cá có cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu để chống lại sự xâm nhập nước từ bên ngoài môi trường và bảo vệ muối cho cơ thể trong khi các động vật nước mặn thì ngược lại. Vậy với bọn di cư sông biển hay biển sông thì sao nhỉ????? có phải chúng có cả hai bộ máy điều hòa áp suất thẩm thấu và hoạt động của từng cái tùy thuộc vào môi trường của nó không ạ! Em đọc cuốn bài giảng Động vật có xương sống của thầy Đức mà không thấy rõ lắm.

cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu có 2 loại: Chủ động và bị động!

vấn đề điều hòa áp suất thẩm thấu ở cá (mặn, ngọt) có sự đóng góp rất lớn của tế bào Chloride cells, có chức năng giống như một cái bơm Cl (-), và hoạt động của nó ở 2 nhóm này theo hai chiều trái ngược nhau. Còn ở bọn di cư thì Chloride cells có thể hoạt động theo cả hai chiều!
 
- Điều hòa ASTT ở cá nước mặn: do nồng độ muối ở ngoài môi trường cao hơn trong cơ thể vì thế cá sẽ có xu hướng bị mất nước. Để chống lại(làm giảm) sự mất nước thì cá biển điều hòa bằng cách: hạn chế quá trình thải nước bằng cách giảm số lượng và kích thước tiểu cầu thận, Tăng cường lấy nước ngoài môi trường vào. Những loài cá sụn biển thì chúng điểu hòa ASTT băng ure (nước tiểu)
- Cá nước ngọt: Sẽ ngược lại với quá trình trên. đồng thời ở mang cá có thêm các tế bào chloride giúp có thể lấy muối từ môi trường vào.
- Những loài cá di cư: chúng sẽ dừng lại ở vung cửa sông hay nước lợ 1 thời gian sau đó mới đi vào sông hay ra biển.
+ những loài di cư từ biển vào sông thì khi ở lại của sông chúng sẽ thải bớt muối ra khỏi cơ thể
+ nhũng loài di cư ra biển thì chúng sẽ tăng cuong tích tụ muối
cả hai quá trình này ta thường gọi là quá trình thuần muối giúp chúng có thể sống sót ở moi trường mới. Ta thuong gọi những loài này là loài rộng muối đó:buonchuyen:
 
cho mình hỏi tý về con lạc đà được không?tại sao lạc đà lại có thể uống đựoc cả nước mặn vậy?cơ chế thẩm thấu của nó như thế nào?phải chăn là nó tích lũy Cl- trong cái bứu của nó để khi uống nứoc mặn vào thì không bị mất nứoc hay không?(y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top