Hóa học vui!

Lờicủagió

Senior Member
Các môn khác đều có chuyện vui rồi, bây giờ đến môn hoá cũng phải có topic vui chứ nhỉ!
Nhà hoá học Anh Humphry Davy khi nghiên cứu về các oxit nitơ đã phát hiện ra một loại oxit có tính chất sinh lí rất độc đáo, thậm chí … kì cục. Một số người tỏ ra hoài nghi kết quả này. Thế là Davy quyết định sẽ công bố chất khí này trong một buổi dạ hội gần đó mà thành viên tham gia gồm toàn các bậc quý tộc Anh.
Khi Davy mang một cái bình lớn đến dạ hội thì các quý ông, quý bà trong những trang phục lộng lẫy đắt tiền đã chờ đợi sẵn. ông mở nắp bình và … một cảnh tượng vô cùng kì lạ đã xảy ra…
Các quý bà cười nắc nẻ, cười đến chảy nước mắt, quặn ruột, mồ hôi ướt đầm … đến khổ.
Một số quý tộc lại nhảy lên bàn ghế, làm vỡ mấy chiếc bình pha lê tuyệt đẹp của chủ nhà. Một số vị khác lại thè lưỡi ra và không ít vị xông vào nhau ẩu đả,…
Và ông Davy đứng trước cảnh đó, cũng tươi cười tuyên bố loại nitơ oxit mà ông đựng trong bình là: N2O – nitơ (I) oxit
Và khí này còn được gọi là khí cười.:botay:
 
Carl Wihelm Scheele – nhà hoá học Thuỵ Điển xuất thân từ gia đình nghèo, phải bỏ học đi làm thuê cho một nhà bào chế. Từ năm 14 tuổi, cậu bé Scheele đã tự mình đi vào hoá học. Năm 1775, những công trình thực nghiệm của Scheele đã nổi tiếng thế giới.
Ông đã phát minh nhiều định luật cơ bản của hoá học
Scheele có thói quen làm việc say mê. Công việc thí nghiệm của ông phải tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hoặc dễ nổ, cháy và có thể gây ra những tai hoạ bất ngờ.
Một hôm, trước khi vào phòng thí nghiệm với khí clo, ông dặn người giúp việc:
“Tôi sắp làm thí nghiệm với khí clo. Nếu chẳng may tôi ngã, gọi anh thì chớ vào vội mà phải mở tung cửa rồi chạy nhanh ra ngoài!” Người giúp việc hốt hoảng can nhưng ông điềm nhiên: “Không thể được. Tính mạng của tôi không phải là điều quan trọng! Quan trọng hơn là phải tìm ra những tính chất của khí clo cơ”.
Người giúp việc chỉ biết… lắc đầu nữa mà thôi.:sad:
 
Các môn khác đều có chuyện vui rồi, bây giờ đến môn hoá cũng phải có topic vui chứ nhỉ!
Nhà hoá học Anh Humphry Davy khi nghiên cứu về các oxit nitơ đã phát hiện ra một loại oxit có tính chất sinh lí rất độc đáo, thậm chí … kì cục. Một số người tỏ ra hoài nghi kết quả này. Thế là Davy quyết định sẽ công bố chất khí này trong một buổi dạ hội gần đó mà thành viên tham gia gồm toàn các bậc quý tộc Anh.
Khi Davy mang một cái bình lớn đến dạ hội thì các quý ông, quý bà trong những trang phục lộng lẫy đắt tiền đã chờ đợi sẵn. ông mở nắp bình và … một cảnh tượng vô cùng kì lạ đã xảy ra…
Các quý bà cười nắc nẻ, cười đến chảy nước mắt, quặn ruột, mồ hôi ướt đầm … đến khổ.
Một số quý tộc lại nhảy lên bàn ghế, làm vỡ mấy chiếc bình pha lê tuyệt đẹp của chủ nhà. Một số vị khác lại thè lưỡi ra và không ít vị xông vào nhau ẩu đả,…
Và ông Davy đứng trước cảnh đó, cũng tươi cười tuyên bố loại nitơ oxit mà ông đựng trong bình là: N2O – nitơ (I) oxit
Và khí này còn được gọi là khí cười.:botay:

Nhưng chị vẫn ko hiểu. Vậy tức là khí N2O có tính gây cười đúng ko em? Học thì cứ gọi là khí cười nhưng ko hiểu sao cả. Chuyện cười trên có thể giải thích nhưng tóm lại thì dự đoán của bọn chị cũng đúng. N2O có tính gây cười. Phải thế ko?
 
Thấy mọi người khoái các nguyên tố và các câu chuyện hoá học, em xin giới thiệu tiếp, mong mọi người cùng sưu tầm để tham gia cho vui

Vì sao Clo được phát hiện chậm mặc dù rất phổ biến?

Có đến một nghìn năm nay muối ăn đã được dùng để nấu nướng và giữ gìn các thức ăn (muối thịt, cá, cà và những thức ăn khác). Nhưng mãi đến cuối thế kỉ XVIII người ta vẫn chưa biết thành phần cấu tạo của nó. Và như thế thì lúc bấy giờ người ta cũng chưa biết đến clo.

Làm sao giải thích được clo, một nguyên tố rất phổ biến trong thiên nhiên và đã từ lâu luôn bám sát con người trong cuộc sống, lại được phát minh tương đối chậm? Để trả lời câu hỏi đó, chỉ cần lưu ý đến vị trí của clo trong hệ thống tuần hoàn của Mendelêep. Nó ở góc trên bên phải, chỗ sắp xếp các nguyên tố thể hiện tính phi kim mạnh. Như vậy thì clo cũng là một trong những phi kim hoạt động nhất. Trong tự nhiên nó chỉ có ở dạng hợp chất và muốn tách nó ra thì phải tốn rất nhiều năng lượng. Ngoài ra, còn có một sự kiện khác khiến cho người ta mại về sau này mới khám phá ra được clo. Đó là vì nguyên tố này là một chất khí , thế mà mãi đến thế kỉ XVII nguời ta mới biết tiến hành các thí nghiệm với các chất khí. Rất có thể là các nhà giả kim thuật đã nhiều lần điều chế được khí đó nhưng họ không biết cách tách nó ra và nghiên cứu. Họ đã có thể trộn lẫn axit sunfuric, muối ăn và nhiều chất oxi hoá khác mà họ có nhưng vì họ theo đuổi một mục đích nhất định (đi tìm hòn đá triết học) cho nên họ không để ý đến những phẩm vật khác của quá trình.

Chỉ khi nhà khoa học được giải phóng khỏi những quan điểm của các nhà giả kim thuật và tự đề ra nhiệm vụ nghiên cứu và khảo sát những tính chất của các chất thì việc phát minh ra clo mới được tiến hành nhanh chóng.

* Từ sự tìm ra đến sự công nhận

Năm 1774 nhà bác học Thuỵ Điển Cac-Silơ (1742-176 8) đã giải quyết được các vấn đề đó.
tác giả đã viết về phát minh của mình như sau: “Tôi cho hỗn hợp đioxit mangan và axit clohidric vào một bình cổ cong mà cổ nối liền với một quả bóng đã hút hết không khí và đặt trên một nồi đun cách cát. Sau một thời gian người ta thấy xuất hiện một thứ khí làm căng quả bóng và làm cho nó có màu vàng tựa như màu của axit nitric. Khí này có mùi vàng lục, có mùi hắc dể nhận như mùi của nuớc cường toan đun nóng. Dung dịch trong bình cổ cong không có màu nếu không kể đến màu vàng nhạt của sắt”. Cũng trong bản thông báo đó, Silơ còn mô tả tỉ mỉ những tính chất khác của khí mối này: nó tác dụng lên nút bần, giấy qùy, lá cây và hoa, sắt, các kim loại khác…

Suốt đời là một tín đồ của thuyết nhiên tố, Silơ đã giả thiết rằng khí mà ông thu được là axit clohidric bị mất nhiên tố. Vì ông đã coi như nhau nhiên tố và hidrô cho nên như thế có nghĩa là clo là một đơn chất. Tuy nhiên kết luận hoàn toàn logich và đúng đắn của Silơ về bản chất của khí mới tìm thấy không được các nhà bác học khác, trước hết là những người có tín nhiệm lớn hồi bấy giờ như Beczeliuyt và Lavoadiê chấp nhận. Vấn đề về bản chất của clo vẫn còn phải tranh cãi mãi cho đến năm 1870, khi mà nó dứt khoát được thừa nhận là một nguyên tố và chiếm một vị trí xác định trong hệ thống tuần hoàn của Menđêlêep. Điều gì đã khiến Beczêliuyt và Lavoadiê, những nhà bác học tiến bộ danh tiếng thời bấy giờ phải nghi ngờ về bản chất của nguyên tố clo?

Lavoadiê đã đánh đổ thuyết nhiên tố và xác minh học thuyết mới về sự cháy. Ông cũng là người đầu tiên trong lịch sử hoá học đã phân loại các chất vô cơ, cho một định nghĩa đúng đắn đối với đại đa số các hợp chất, nhưng ông mắc sai lầm là đã quan niệm rằng các axit nhất thiết phải có oxi. Beczêliuyt cũng tán thành những quan điểm của Lavoadiê. Vì vậy mà ông xem axit clohidric như là một hợp chất của nguyên tố giả định muatilia với oxi. Và ông buộc phải xem clo sinh ra do dioxit mangan tác dụng lên axit clohidric như là axit muariêvic bị oxi hóa.

Uy tín của Lavoadiê và Beczêliuyt hồi bấy giờ to lớn đến nỗi một số nhà bác học như Gay-Luytxắc và Têna cũng tán đồng những quan điểm sai lầm, mơ hồ và mâu thuẫn với những sự kiện thực nghiệm của họ.

Nhà bác học Anh, Đêvy cũng dày công nghiên cứu bản chất của axit oximuariêvic. Ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm khác nhau về những tính chất của axit muariêvic nhưng dù với điều kiện nào của thí nghiệm, ông cũng không thu được nước hoặc không tách được oxi. Ông đốt than, lưu huynh và các kim loại trong khí quyển của axit oxi muariêvic nhưng cũng không thu được những hợp chất chứa oxi. Từ những thí nghiệm đáng tin cậy đó, Đêvy đã đi đến kết luận rằng không có chất muarilia giả định nào cả và chất axit oximuariêvic phải được xem là một đơn chất không bị phân chia. Ông gọi nguyên tố mới này là clorin (theo chữ Hy Lạp clorôxơ là màu lục nhạt), danh từ này ngày nay vẫn còn được dùng trong ngôn ngữ hoá học Anh. Còn danh từ clo trong tiếng Đức và Nga mà Gay-Luytxắc đưa ra là do chữ latinh chlorum có nghĩa là màu lục. Năm 1881, nhà bác học người Đức Dơvâyghe đề nghị gọi clo là halogen, nghĩa là tạo nên muối, và gọi các clorua kim loại là haloit, nghĩa là giống muối. Ngày nay người ta cũng dùng cả hai danh từ này.

Những thí nghiệm Đêvy và những kết luận rút ra từ thí nghiệm đó làm cho mọi người tin tưởng và dần dần các nhà bác học khác cụng đồng ý với ông như Bectôlê (1881), Gay-Luyxắc và Têna (1813), và ít lâu sau là Beczêliuyt. Vôle đã nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông trong một thời gian dài và đã kể lại trong hồi ký việc ông từ bỏ những quan điểm cũ kỹ về bản chất của clo như sau: ”Beczêliuyt đã quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu axit xianhidric mà tôi cũng đương nghiên cứu lại. Ông vui lòng cho những nhận xét về những thí nghiệm mà tôi đã tiến hành với axit đó, nhận xét này được đăng trong “Jahresbericht” và đã nói với với tôi rằng sự tồn tại của axit nàysẽ giúp cho học thuyết về clo thêm chính xác. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên là ông đã dùng danh từ clo chứ không phải axit muariêvic bị oxi hoá và từ trước đến nay ông là một tín đồ trung thành của quan điểm cũ kĩ. Có một hôm, bà Anna nhận thấy các bát đĩa có mùi axit oximuariêvic và Beczêliuyt đã nói: “Anna, bà không nên gọi là axit oximuariêvic nữa, hãy gọi là clo, như thế đúng hơn”.

Clo lỏng do nhà vật lý và hoá học nổi tiếng người Anh là Faraday điều chế năm 1823. Ông cho khí clo vào nước ở 0oC và được những tinh thể ngậm nước Cl2.6H2O có màu vàng lục. Khi cho những tinh thể đó vào trong một ống cong hàn kín, rồi đốt nóng đầu này và làm lạnh đầu kia bằng nước đá thí ông thu được clo lỏng. Áp suất cần thiết để thực hiện điều này tạo bởi clo thoát ra ở thể khí từ những hydrat kết tinh bị đun nóng.
 
:mrgreen::mrgreen::mrgreen::mrgreen::mrgreen::mrgreen::mrgreen::rose::rose::rose::rose:chào nhà hoá học mình là phạm việt hùng là dân hoá học , nhưng vì yêu sinh nên tham gia điễn đàn sinh học này , mình hiện giờ đang làm mod hoá sinh ở h2vn , mới tham gia sinh học việt nam , mong mọi người giúp đỡ nhiều nha:mrgreen:
 
CHẤT HELI LÀ GÌ?

Phát minh ra chất Hêli giống như một câu chuyện trinh thám khoa học vậy.

Năm 1886 nhà bác học người Anh ông Norman Lokier đã dùng kính quang phổ để nghiên cứu Mặt trời. Thiết bị này cho phép phát hiện các nguyên tử khác nhau, vì mỗi một nguyên tử hoá học tương đương với một vạch trên quang phổ.
Ông đã phát hiện ra một vạch lạ, và nó chỉ có thể ứng với một nguyên tử hoàn toàn mới từ trước đến nay. Và người ta đã đặt tên cho nguyên tử này là Hêli, theo tiếng Hy lạp có nghĩa là "mặt trời".

Sau đó các nhà bác học đã bắt tay vào việc tìm kiếm nguyên tử này trên mặt đất. Kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy chất Heli có trong bầu khí quyển của chúng ta. Nhưng lượng Heli ít đến nỗi trong số 247.350 mét khối không khí chỉ vẻn vẹn có 1 mét khối Heli!

Các công trình nghiên cứu khác đã xác định thêm một điều khác rằng Heli có thể tách ra từ phóng xạ và trong quá trình tách này hình thành những hạt alpha- nguyên tử Heli có tốc độ chuyển động cực lớn.

Heli là một chất khí rất có ích. Chất này rất nhẹ và có lực nâng lớn. Vì nó là một chất không dễ cháy, người ta hay sử dụng Heli trong các khí cầu máy dùng trong quân sự cũng như dân dụng hoặc trong các vùng khí tượng. v..v...
Biết rõ về ý nghĩa của Heli, chính phủ Mỹ đã tiến hành tìm kiếm các nguồn tự nhiên của chất này. Tại một số vùng của Mỹ, ví dụ ở các bang Tê-xát, Niu Mê-hi-co và Kan-sas, người ta đang khai thác khí thiên nhiên. Trong khí này có chứa 1-2% Heli.

Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có đủ Heli vì ngoài khí thiên nhiên ra, không còn nguồn nào khác để chế xuất ra chất này cả. Hồi đầu giá của một mét khối Heli là 70.000 đô la Mỹ, nhưng hiện nay người ta mua nó với giá rẻ hơn nhiều.
Bạn có biết rằng Heli còn được sử dụng rộng rãi trong ngành y không? Nó có tác dụng rất tốt với những người mắc bệnh hen suyễn. Ngoài ra những người thợ lặn và những người làm việc dươí các độ sâu lớn thường dùng một chất hỗn hợp bao gồm Heli và ô xy để tránh một căn bệnh có tên là "bệnh khí ép".
 
:mrgr een:chào nhà hoá học mình là phạm việt hùng là dân hoá học , nhưng vì yêu sinh nên tham gia điễn đàn sinh học này , mình hiện giờ đang làm mod hoá sinh ở h2vn , mới tham gia sinh học việt nam , mong mọi người giúp đỡ nhiều nha
Bạn phuthuydeptrai ơi cho mình hỏi vui chút nha : mọi người đều biết phuthuy là chỉ có trong truyền thuyết rồi nhưng còn deptrai thi có phải là truyền thuyết không ? :socool: :socool: :socool: :chuan: :chuan: :chuan: :welcome: :welcome::welcome: :mrgreen: :mrgreen:
 
Góp vui nha :
Câu 1:
Ta vui chăm bón mùa màng
Thoạt nghe tưởng một tiểu bang Hoa Kì :yeah:
Đố phụ lão,đố thiếu nhi
Ta đây nguyên tố tên gì đáp nhanh ? :cheers:

Câu 2:
Cùng sinh từ sắt,cacbon
Cacbon nhiều ít,dẻo giòn khác nhau
Hai ta ý hợp tâm đầu :cheers:
Trong lò tu luyện mai sau giúp đời
Đố vui vừa học vừa chơi
Hai ta ai biết trả lời nhanh nhanh ? :razz:

Câu 3:

Tên gồm 2 họ ghép nên
Lửa màu lam nhạt cháy lên đây mà :grin:
Đố em đố bạn gần xa
Đố ai ai biết đây là chất chi ?:chuan:

Câu 4:

Muối gì dùng tẩy trắng
Mang nặng mùi clo :bithuong:
Bảo quản nơi râm mát
Mong bạn hãy nhớ cho :grin:
 
1.Kali(đọc giống California)
2.gang,thép
4.Clorua vôi CaOCl2
3.Câu này thì tui ko chắc,lửa màu lam thì nhiệt độ phải cao lắm,2 họ thì ko hiểu=>đoán là axetilen
 
Mình tìm được vài trang liên quan:

Giải thưởng Nobel là một giải thưởng do nhà Hóa học Nobel đã dùng số tiền 33.200.000 cuaron Thụy Điển, tương đương 160 triệu euro cuả ông lập nên , dùng để trao giải thưởng hàng năm cho các nhà khoa học , các nhân vật ... đã có những thành tưụ đóng góp về Khoa học , hoà bình thế giới .... Có thể nói giaỉ Nobel là giải thưởng cao qúy nhất đối với các nhà Khoa học và nói đến giái Nobel là chúng ta phải nói đến gia đình Curie , một gia đình huyền thoại trong giới Khoa học vơí 5 giải Nobel .

"Chưa có một gia đình nào như gia đình Curie giữ nhiều kỷ lục về giải Nobel danh giá đến vậy: Năm cá nhân. Hai đôi vợ chồng. Một phụ nữ với “cú đúp”

Sự kiện này, theo tôn chỉ của giải Nobel, phản ảnh rõ rệt sự tỏa sáng của nhiều ý tưởng siêu việt nhất, sự cống hiến lớn lao nhất của một gia đình cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại, cho hạnh phúc con người. Pierre Curie và Marie Curie, Irène Curie và Frederic Joliot Curie, những tên tuổi ấy đã rực sáng trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, giai đoạn được xem như buổi bình minh của thời đại hạt nhân nguyên tử ngày nay. Họ đã tạo ra những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời những ngành khoa học mới hết sức quan trọng, vừa mang tính khoa học sâu sắc, vừa có tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt của đời sống. "

PHẦN I: NHÀ KHOA HỌC NỮ VĨ ĐẠI NHẤT THẾ KỶ 20

Vòng nguyệt quế tôn vinh giá trị của giải Nobel


Câu chuyện bắt đầu với phát minh về tia phóng xạ. Có lẽ ai cũng biết, trong thế giới tự nhiên có những dạng vật chất mắt thường không nhìn thấy. Tia X hay thường gọi là tia Rơnghen là một ví dụ. Tia X, về bản chất gần như ánh sáng: có thể làm đen tấm phim ảnh. Khác với ánh sáng: tia X không nhìn thấy bằng mắt thường, lại có khả năng xuyên qua lớp vải, gỗ, hay da thịt con người.

Nhưng Tia X là nhân tạo, được tạo ra trong một ống phóng điện chân không, khi cho một chùm hạt electron tăng tốc trong một điện áp, rồi đập vào điện cực dương. Vậy trong tự nhiên có tồn tại một loại tia tương tự tia X không?

Người đi tìm câu trả lời đầu tiên là vị giáo sư vật lý danh tiếng của Đại học Bách khoa Paris, Henry Becquerel. Và ông đã phát hiện rằng, một mẫu quặng Uran (còn gọi là Urani) luôn phát ra một loại tia cũng không nhìn thấy bằng mắt thường và cũng làm đen tấm phim, tức là có tính chất như tia X. Đây quả là loại tia tự nhiên đang săn tìm. Thoạt đầu Becquerel gọi nó là tia Urani.

Phát hiện này lập tức cuốn hút bà Curie vào cuộc. Bên cạnh sự hỗ trợ và cộng tác của chồng, bà giành toàn bộ trí tuệ, sức lực để nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và khám phá nhiều bí ẩn xung quanh tia mới kỳ lạ này. Sự nghiệp khoa học đó gần như vận vào cả cuộc đời, số phận của bà Marie Curie. Bà sống cho nó và cũng chết vì nó.

Khám phá đầu tiên của Marie Curie là tìm thấy một loại quặng khác, quặng Thôri, cũng phát ra loại "tia Urani". Độc quyền của Urani, do vậy, bị phá bỏ và tên gọi "tia Urani" mà Becquerel gán cho trở nên không thích hợp nữa. Ông bà Curie đã thay vào đó một tên mới: tia phóng xạ (hay gọi tắt là bức xạ). Đồng thời, họ tổng quát hoá hiện tượng các nguyên tố có thể tự động phát ra tia phóng xạ bằng một khái niệm mới: hiện tượng phóng xạ hay sự phóng xạ, và gọi những nguyên tố có tính chất như Urani và Thôri là những nguyên tố phóng xạ. Các khái niệm này ra đời ghi những dấu son trên con đường phát triển về nhận thức của con người đối với cấu trúc thế giới vật chất, còn các danh từ mới ấy, cho đến nay, đã trở thành kinh điển và được giới khoa học giữ nguyên.

Không dừng ở đó, ông bà Curie mở rộng khảo sát các tác động sinh hoá của tia bức xạ lên cơ thể sống, hay lên môi trường vật chất nói chung. Những kết quả thu được mở đường cho những nghiên cứu ứng dụng tia bức xạ trong nhiều lĩnh vực của đời sống sau này.

Hiển nhiên, những kết quả nghiên cứu đặc sắc và phong phú của ông bà Curie đã xác nhận và nâng kết quả khảo sát ban đầu của Becquerel lên một tầm cao mới, và qua đó, đưa cả ba người cùng đến với vòng nguyệ quế: Giải thưởng Nobel Vật lý năm 1903. Riêng phần ông bà Curie, ngoài tấm huy chương vàng, một nửa số tiền thưởng là tấm bằng với dòng chữ: "ghi nhận công lao phi thường mà họ (Piere và Marie) cống hiến bằng những thành quả nghiên cứu về khái niệm bức xạ đề xuất bởi giáo sư Henry Becquerel".

Dĩ nhiên, Giải Nobel làm rạng rỡ thêm cho các nhà phát minh, Becquerel và ông bà Curie vốn đã nổi tiếng. Nhưng, như nhiều tờ báo thời đó nhận xét, chính sự nổi tiếng của họ đã tôn vinh giá trị của bản thân giải thưởng Nobel trong buổi đầu của giải đó.

Với ông bà Marie Curie, năm 1903 là một năm đầy ắp hạnh phúc. Tháng 6: Marie bảo vệ xuất sắc luận văn về đề tài "Nghiên cứu các chất có tính phóng xạ" chỉ trong 6 phút và được hội đồng nhất trí cấp cho bà học vị Tiến sĩ Vật lý. Tháng 11: Viện Hoàng gia Luân đôn tặng ông bà huy chương khoa học cao nhất nước Anh - Huy chương Đêvi. Tháng 11: Giải thưởng Nobel. Đây là trường hợp đầu tiên, trong lịch sử của giải này, một đôi vợ chồng cùng nhận giải Nobel. Trong lịch sử của giải Nobel (kể giải Nobel Hòa bình) chỉ có 4 trường hợp như vậy.

Câu chuyện mò kim đáy biển


Giai đoạn tiếp theo của ông bà Curie còn gian truân gấp bội, đó là sự tách chiết từ quặng Urani xem nguyên tố cụ thể nào trong đó phát ra tia phóng xạ.

Tháng 7 năm 1898, ông bà Curie viết báo cáo: " Chúng tôi tin tưởng rằng trong những chất tinh chiết được từ quặng Urani có một nguyên tố kim loại chưa hề biết. Chúng tôi đề nghị gọi nó là Pôlôni (tên La tinh - Polonium, ký hiệu - Po) để ghi nhớ Tổ quốc của một trong hai chúng tôi". Tổ quốc đó là quê hương thân yêu Ba lan (Pologne) của Marie Sklodowska Curie. Và tên nguyên tố Polonium có cùng từ căn với tên nước Pologne. Ngoài ra, các đặc trưng cơ bản của nguyên tố Polôni, như khối lượng nguyên tử, tính chất vật lý, tính phóng xạ, vị trí trong bảng tuần hoàn nguyên tố, cũng lần lượt được ông bà xác định.

Tiếp theo, ngày 26 tháng 12 năm đó, ông bà lại tuyên bố trong quặng Urani còn chứa một nguyên tố phóng xạ thứ hai nữa chưa hề biết và đề nghị đặt tên là Rađi (tên La tinh - Radium; ký hiệu - Ra). Khả năng phóng xạ của Rađi đã được xác định mạnh gấp Urani nguyên chất gần cả 1000 lần. Ngoài ra, trong máy quang phổ đã tìm thấy một vạch phổ mới chứng tỏ sự xuất hiện một nguyên tố mới trong mẫu quặng. Với các nhà vật lý, bằng chứng về sự tồn tại của Rađi như thế đã đủ tin cậy. Nhưng các nhà hoá học đòi hỏi tường minh hơn: "phải đưa ra đây một mẫu, dù nhỏ, cho chúng tôi xem coi!".

Đây là một đòi hỏi vô cùng khó khăn, gần như chuyện "mò kim đáy biển". Vì hàm lượng Rađi trong quặng Urani quá ít, chỉ chiếm một phần vạn (0,001%). Việc thu được một lượng đủ để có thể nhìn thấy, xác định được trong lượng nguyên tủ v.v...không dễ dàng chút nào. Trước hết cần có 1 tấn quặng. Lấy tiền đâu để mua 1 tấn quặng Urani? Cái khó ló cái khôn, ông bà Curie nghĩ đến xỉ quặng phế thải sau khi dùng trong công nghiệp tinh chế thuỷ tinh Bôhem. Rồi may mắn lại đến, với sự nhiệt tình vận động của đồng nghiệp, chính phủ Áo gửi tặng bà 1 tấn xỉ quặng Urani. Từ đó, suốt 4 năm ròng rã, mỗi ngày xử lý từng 20 kilôgam quặng. Những bàn tay trần mãnh mai chỉ quen cầm bút đã dầm dề trong dung dịch quặng phóng xạ đến tươm máu. Và nguy hại hơn, thời đó chưa có điều kiện để phòng vệ sự nhiễm xạ, nên Marie đã tích chứa trong người những hiểm họa bệnh máu trắng lúc cuối đời. Mãi đến tháng thứ 45, ông bà mới tích cóp được trong ống thuỷ tinh nhỏ bé một phần mười gam (hay 0,1 gam) tinh chất Rađi. Ít ỏi thật, nhưng vô cùng quý giá, đủ để xác định được khối lượng nguyên tử (226,45), màu sắc (sáng bạc), nhiệt độ nóng chảy (700 độ C), độ phóng xạ (mạnh hơn Urani nguyên chất, không chỉ ngàn lần mà đến cả triệu lần).

Với các kết quả đó, hẳn chẳng còn lý do nào nữa để ngăn cản việc công nhận ông bà Curie là các nhà phát minh nguyên tố mới thứ hai, nguyên tố phóng xạ, nguyên tố Rađi.

Người đàn bà với "cú đúp" hai giải Nobel

Trải qua gian nan thử thách đầy khắc nghiệt, bằng tài năng xuất chúng và lao động quên mình, ông bà Curie đã góp vào kho tàng tri thức nhân loại cùng một lúc hai phát minh quan trọng. Một là, phát hiện được hai nguyên tố mới, điều này đồng nghĩa với hai ô còn trống trong bảng tuần hoàn các nguyên tố giờ đã được lấp đầy. Hai là, đưa ra bằng chứng rằng trong trái đất, bên cạnh những nguyên tố hóa học bền vững, còn có cả những nguyên tố (hay đồng vị) không bền, chỉ sống trong một thời gian hữu hạn, tức là chứng minh sự tồn tại của các hạt nhân phóng xạ tự nhiên.

Sự nghiệp khoa học và cuộc đời của đôi vợ chồng khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử đang độ thăng hoa, một tai nạn giao thông tức tưởi lấy đi mạng sống của Pierre Curie (1906). Góa bụa ở tuổi 40, Marie Curie đã cố gượng dậy, một mình tiếp nối sự nghiệp hai người còn dang dở. Vừa thay chồng giữ chức Trưởng phòng thí nghiệm vật lý ở Đại học Sorbonne danh tiếng, bà lại được chọn vào ghế Giáo sư Vật lý Đại cương mà chồng để trống ở trường này. Rồi kiêm luôn chức Giám đốc phòng thí nghiệm mang tên Curie ở Viện Radium Paris.

Dù bận rộn như vậy, Marie Curie vẫn không tách rời phòng thí nghiệm. Sau phát minh nguyên tố Ra, bà tìm ra được một phương pháp khác thu được một lượng đáng kể Radium tinh khiết, tức là kim loại Radium. Khó ai ngờ phát minh này ảnh hưởng đến số phận hàng triệu con người trên thế giới một cách rộng lớn và nhanh chóng đến vậy. Trong một thời gian ngắn, nguyên tố Ra đã trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc chữa các khối u và kéo dài đời sống người bệnh. Từ đó, một ngành y học mới, y học hạt nhân, ra đời.

Và việc gì phải đến ắt đến. Tám năm sau khi nhận giải Nobel Vật Lý (1903), một giải thứ hai đã được trân trọng trao tặng riêng cho Marie Curie (1911). Lần này là giải Nobel Hoá Học. Một huy chương vàng, toàn bộ tiền thưởng và tấm bằng khen"ghi nhận công lao (bà) đóng góp cho sự phát triển Hoá Học, do phát minh các nguyên tố mới Radium và Polonium; do xác định các tính chất của Radium và tách thành công Radium ở dạng kim loại nguyên chất ...".

Như vậy, ngoài danh hiệu Người phụ nữ đầu tiên giành được giải Nobel, Marie Curie là 1 trong trong 4 người, trong lịch sử, được trao giải hai lần. Nhưng, đặc biệt, bà lập kỷ lục Người phụ nữ nhận "cú đúp" giải Nobel. Kỷ lục đó, đến nay, ngót 100 năm qua, vẫn chưa ai vượt qua, mặc dù đã có 33 người phụ nữ trong tổng số 763 người được trao giải.

Tài năng và vinh quang đã ở tận đỉnh cao, song điều cao quý ở người phụ nữ này là không lùi bước trước khó khăn nghèo khổ, không chấp nhận một cuộc sống an nhàn giàu sang, vẫn miệt mài tìm lẽ sống đời mình trong lao động sáng tạo, tiếp tục dấn thân vào con đường phụng sự đồng loại, giúp đỡ đồng bào mình. Với sự tham gia tích cực của Marie Curie, từ một Viện Radium mẹ ở Paris , một loạt viện nghiên cứu và bệnh viện mang tên Radium khác lần lượt mọc lên ở nhiều nước, ở những miền đất nghèo xa xôi của thế giới. Viện Radium ở Hà Nội, nằm trên phố Quán sứ, tiền thân Bệnh viện K bây giờ, đã ra đời đúng vào thời đó, năm 1923. Chữ ký của chính Marie Curie vẫn lưu lại trong các chứng chỉ sử dụng kèm theo những chiếc kim phóng xạ Rađi từ Paris gửi sang để điều trị những bệnh nhân ung thư. Và năm 1923 có thể được xem như một mốc thời gian quan trọng đáng ghi nhớ trong lich sử ứng dụng thành tựu của năng lượng nguyên tử ở Việt Nam.

Riêng với tổ quốc Ba lan mà bà phải ly hương từ trẻ và luôn khắc khoải nhớ thương, Marie Curie đã đưa ra lời hiệu triệu quyên góp xây một Viện Nghiên cứu Radium khang trang cho thủ đô Varsava. Sau đó, bà trở về quê hương cùng Tổng thống Ba lan đặt viên gạch khởi công xây dựng viện này (1925). Chưa có nguồn phóng xạ? Bà lại kêu gọi sự quyên góp của đông đảo người hâm mộ Mỹ. Rồi lại thân chinh vượt trùng dương (1929) qua Mỹ nhận tận từ tay tổng thống Hoover tấm ngân phiếu 50 ngàn đôla đủ cho 1gam Rađi. Đây là lần thứ hai, vì trước đó (1921), bà cũng đã qua Mỹ, được Tổng thống Harding thay mặt cho phụ nữ Mỹ tặng 1 gam Rađi để bà nghiên cứu và mở rộng phạm vi chữa bệnh cứu người.

Nguyện vọng cao cả của nhà khoa học luôn đau đáu với nỗi đau của đồng loại, của nhà ái quốc suốt đời mang trong con tim nỗi u hoài với quê hương, đã được toại nguyện.

Tài năng xuất chúng và nhân cách sáng ngời như thế, bà xứng đáng được tôn vinh: nhà khoa học nữ vĩ đại nhất thế kỷ 20.

SAU THỜI ĐẠI CUẢ MARIE GIA ĐÌNH CURIE LẠI XUẤT HIỆN MỘT THẾ HỆ XUẤT CHÚNG NỮA , NỐI TIẾP HÀO QUANG CỦA GIA ĐÌNH CURIE :
PHẦN II: SỰ TIẾP NỐI CỦA TÀI NĂNG VÀ NHÂN CÁCH

Giải Nobel mới, cống hiến mới, thế hệ mới

Phát minh khoa học đầu tiên và để lại dấu ấn sâu xa nhất của Frederic và Irène Joliot Curie là tạo thành các đồng vị phóng xạ không có trong tự nhiên. Joliot và Irène đã tiến hành một loạt thí nghiệm với những ý týởng độc đáo và mới mẻ: dùng chùm hạt ion Hêli của máy gia tốc bắn vào những tấm bia làm bằng những chất như Boron (Bo), Nhôm (Al) và Manhê (Mg). Các nhà khoa học của thế hệ tiếp nối này đã tạo ra các đồng vị phóng xạ chưa hề biết, đó là Nitõ (N-13), Phôtpho (P-30) và Nhôm (Al-28).


Nhý vậy, với phát minh của Joliot và Irène, lần đầu tiên con ngýời đã chế tạo ra được những nguyên tử hay đồng vị nhân tạo. Phát minh đó tạo tiền đề chế tạo nhiều đồng vị phóng xạ nhân tạo khác nhau, thậm chí có thể chế ra được cả vàng bạc như mơ ước của các nhà luyện đan cổ xýa. Nhiều đồng vị phóng xạ nhân tạo thích hợp có thể đóng vai trò những "thám tử" theo dõi và điều khiển các qui trình công nghệ, tìm hiểu sự trao đổi chất trong cơ thể sống của động thực vật v.v....


Vậy là, tài năng nối tiếp tài năng, sau khi bố mẹ phát hiện ra các nguyên tố phóng xạ tự nhiên, con cái nhà Curie lại chế tạo được các đồng vị phóng xạ nhân tạo. Hai thế hệ nhà Curie quả đã "tung hoành" suốt ba thập kỷ, khám phá hầu hết những hiện tượng mới, khái niệm mới và rất căn bản, mở ra nhiều bí ẩn trong thế giới vật chất, phát hiện những hiện tượng và quy luật tự nhiên kỳ thú với những những khái niệm trước đó chýa hề biết, như: tia bức xạ, sự phóng xạ, phóng xạ tự nhiên và phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân v.v...Họ giải quyết khá hài hoà trọn vẹn những câu hỏi hấp dẫn nhất để bước vào kỷ nguyên khai thác năng lượng hạt nhân nguyên tử.


Điều đặc biệt là những phát minh của cả gia đình Curie, từ Pierre và Marie đến Frederic và Irène, về tia phóng xạ và chất phóng xạ, đã mở đường cho sự ra đời của các hướng mới về khoa học ứng dụng. Ngoài y học phóng xạ là công nghệ chiếu xạ, nông sinh học phóng xạ, an toàn bức xạ v.v... Cùng với điện nguyên tử, những ứng dụng kỹ thuật hạt nhân đó có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến số phận của bao con người. Chúng thiết thực và phổ cập đến mức, ngày nay có thể nhìn thấy được ở nhiều nõi quanh chúng ta. Một phòng khám chữa bệnh hiểm nghèo với những những chiếc kim Radium và nguồn phóng xạ Côban. Giàn khoan dầu khí với máy thăm dò karôta phóng xạ. Trạm kiểm tra chất lượng công trình bằng thiết bị kiểm tra không hủy thể dùng tia bức xạ gamma. Phòng thí nghiệm lai tạo giống mới dùng nguồn phóng xạ để gây đột biến. Một hệ tự động điều khiển dây chuyền sản xuất sử dụng tia bêta hoặc gamma. Một phòng nghiên cứu sinh học phóng xạ phục vụ nhu cầu tăng năng suất vật nuôi và cây trồng, v.v...


Tiếp nối con đường của bậc sinh thành, hai nhà khoa học, đôi vợ chồng danh tiếng Frederic Joliot và Irène Joliot Curie thật xứng danh "hổ phụ sinh hổ tử". Cống hiến cho nhân loại một phát minh lớn lao, "Sự tạo thành các nguyên tố phóng xạ mới (chất phóng xạ nhân tạo)", họ xứng đáng được tôn vinh cao nhất về mặt khoa học, xứng đáng với giải Nobel về Hoá Học của năm 1935.


Như vậy, trong lịch sử giải Nobel có 4 đôi vợ chồng cùng được giải Nobel, gia đình Curie đã chiếm 2 suất. Riêng Frederic Joliot Curie còn là nhà Nobel trẻ nhất trong lịch sử giải Nobel Hóa học, ở tuổi 35.

Hai nhà khoa học, hai chiến sĩ, một cuộc đời chung

Frederic và Irène Joliot Curie, dù tính cách và xuất thân khác nhau; người khuê các lặng lẽ và người sôi nổi hoạt bát, người sinh ra trong chiếc nôi trí tuệ danh giá và người tự thân vươn lên, nhưng hai con người cân sắc cân tài này suốt đời gắn khắng khít với nhau, bổ sung cho nhau và tạo nên một đôi bạn đời tài ba vẹn toàn, hai ngýời đồng nghiệp luôn có nhau trong mỗi thành công về khoa học, hai người đồng chí trên mọi hoạt động xã hội, chính trị với nhân cách cao cả và bầu nhiệt huyết sục sôi.


Cùng gắn bó với công cuộc đào tạo đại học, Giáo sư Frederic Joliot Curie của Đại học Paris từng chỉ huy xây dựng những máy gia tốc mới nhất châu Âu, trong lúc nữ giáo sư Irène Joliot Curie ở Đại học Orsay lại hướng dẫn xây dựng Phòng Thí nghiệm Vật lý, nay vẫn nổi tiếng là chiếc nôi đào tạo tài năng.


Cùng say sưa với nghiệp nghiên cứu khoa học, tấm bằng phát minh đồng vị phóng xạ nhân tạo và giải Nobel hóa học 1935 là kết quả tuyệt vời của sự kết hợp giữa hai nhà khoa học lớn này.


Không dừng ở đó, Irène tiếp tục sát cánh Frederic, độc lập với nhiều nhóm khoa học nổi tiếng cùng thời, như Fermi ở Rome, Hahn ở Berlin v.v..., lập lại thí nghiệm về phản ứng hạt nhân của mình. Tất cả họ cùng bất ngờ tạo ra được phản ứng phân hạch hạt nhân. Tức là phản ứng phá vỡ hạt nhân Uranium thành hai mãnh, bằng chùm "đạn" nơtron, và điều đặc biệt - một năng lượng lớn được giải phóng. Sự kiện này đã mở ra cuộc cách mạng về năng lượng trong thế kỷ 20 với sự ra đời của ngành điện hạt nhân nguyên tử, đồng thời dẫn đến một bước đột biến về tổng quan quân sự trên thế giới với sự xuất hiện của loại vũ khí hủy diệt kinh khủng mới

Dựa vào kết quả đó, bản thân Frederic Joliot Curie, tháng 10/1939 đã thiết kế về nguyên tắc một lò phản ứng hạt nhân. Nhưng Thế chiến II đã nổ ra. Bên kia Đại Tây dương, trong sân bóng của Đại học Columbia (Mỹ), Fermi và các đồng sự được yên bình xây một lò phản ứng. Bên này, ngược lại, bản thiết kế cùng hoài bão của Joliot được dán kín trong phong bì, nằm im trong hồ sõ tối mật của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Tác giả của nó cũng từ giã phòng thí nghiệm bước vào cuộc kháng chiến cứu nước, sẵn sàng nhận bất kỳ công việc nào. Khi thì trong vai một người "giữ kho" luôn mang bên mình những tài liệu bí mật quan trọng và những bình nước nặng quý giá để khỏi rõi vào tay quân đội Đức. Lúc khác lại như một kỹ sư quân giới, tham gia chế tạo thuốc nổ. Ông còn được giao nhiệm vụ là Tư lệnh quân đoàn hay Chủ tịch của tổ chức kháng chiến "Mặt trận Quốc gia".


Mãi ngót 10 năm sau, khi chiến tranh kết thúc, ước mơ của Frederic Joliot Curie mới trở thành hiện thực. Lò phản ứng đầu tiên của nước Pháp được xây dựng (1948) theo thiết kế và chỉ đạo trực tiếp của ông.


Nước Pháp từng giành cho cả hai nhà khoa học xuất sắc sự tin cậy rất cao. Bà được trao chức bộ trưởng phụ trách khoa học trong chính phủ bình dân (1936) và là người đầu tiên thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia (CNRS) của nước Pháp. Ông được giao (1945) tổ chức Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (CEA) và trực tiếp điều hành nó trong chức vụ Cao uỷ đầu tiên với hàm Bộ trưởng, còn bà là một thành viên của ban lãnh đạo CEA này. Đối lại, Frederic kiêm luôn Giám đốc trung tâm nghiên cứu lớn nhất nước Pháp CNRS do vợ mình đã gây dựng khi còn là bộ trưởng khoa học.


Rồi bi kịch đến với ông bà Joliot Curie. Bi kịch cá nhân này cũng là bi kịch chung của lịch sử thế giới trong thế kỷ 20. Cả hai người cùng bất ngờ, lần lượt rời cơ quan quan trọng CEA (1950) với quyết định miễn nhiệm không nêu lý do. Dĩ nhiên ai cũng hiểu, trong thời kỳ chiến tranh lạnh ấy ông bà không thể tiếp tục sứ mệnh khi họ là những người cộng sản, đã tham gia hàng ngũ kháng chiến chống phát xít do đảng CS Pháp lãnh đạo. Đặc biệt, vào giai đoạn đó CEA có nhiệm vụ đặc biệt hệ trọng chế tạo vũ khí hạt nhân, còn hai nhà khoa học này lại có quan điểm chống chiến tranh, tham gia phong trào hoà bình.


Và thực sự họ, ngay sau đó, họ đã tích cực tham gia lãnh đạo Phong trào Hoà bình Thế giới với cương vị Chủ tịch (ông Joliot Curie) hoặc uỷ viên (bà Joliot Curie) của hội đồng lãnh đạo.


Trong khoa học, hai người đã kết hợp tài năng xuất sắc tạo thành sự nghiệp lớn. Trước bước ngoặc mới của cuộc đời, hai con người với nhân cách cao cả này lại sát cánh bên nhau vì một lý tưởng lớn, đấu tranh cho hòa bình và tiến bộ của nhân loại. Họ cùng xông pha, dâng hiến, nhý những chiến sĩ ngoài tiền tuyến trong thời chiến tranh cứu nước, cho đến cuối đời.


Ngày nay, nước Pháp; một cường quốc hạt nhân với 80% điện năng là điện nguyên tử, hẳn luôn ghi công xứng đáng hai nhà bác học hạt nhân, Frederic Joliot Curie và Irène Joliot Curie, tác giả chính của lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của nước Pháp, những người khai quốc công thần của ngành năng lượng nguyên tử Pháp. Họ là niềm tự hào của nước Pháp

LỜI KẾT CÂU CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH HUYỀN THOẠI CURIE

Thật là không đầy đủ nếu quên rằng, gia đình Curie còn có một thành viên nữa cũng được trao tặng giải thưởng Nobel. Đó là người con rể, một nhà ngoại giao người Mỹ tên là H.R.Labouisse, chồng của thứ nữ Eve Curie của ông bà Pierre. Ông có những đóng góp xuất sắc cho con người trong cưõng vị Giám đốc Quỷ Trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Giải Nobel Hoà bình đã trao cho ông ở Oslo (Na uy) năm 1965. Eva Curie không đi theo con đường khoa học cùng bố mẹ và anh chị, nhưng nàng yêu quý họ, theo dõi họ. Là nhà văn tên tuổi, bà viết ca ngợi sự nghiệp của họ; đặc biệt người Mẹ vĩ đại của mình qua cuốn sách nổi tiếng Marie Curie. Với sự nghiệp của người con rể Labouise, lại một kỷ lục nữa cho nhà Curie: Năm thành viên trong một gia đình cùng đýợc giải Nobel vinh danh.


Năm cá nhân, Hai đôi vợ chồng, Một phụ nữ nhận "cú đúp” hai giải Nobel v.v.. Chưa có một gia đình nào như gia đình Curie giữ nhiều kỷ lục về giải Nobel danh giá đến vậy. Sự hội tụ những đỉnh cao trí tuệ ấy trong một gia đình Curie thật là điều kỳ lạ. Kỳ lạ như là một huyền thoại của thế kỷ 20 vậy.

DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH CURIE


images772246_Nobel_PierreMarieCurie1.jpg

Marie Curie và chồng là Pierre Curie

images772230_Nobel_Irene_joliot_curie.jpg

Irène Joliot Curie (1897-1956)

images772236_Nobel_joliotFrederic.jpg

Jean Frédéric Joliot-Curie (1900-1958)

images772242_Nobel_Meloney_Irene_Curie_eve.gif

Từ trái sang phải: Eve Curie, Marie Curie, Irène Curie và một người bạn của gia đình

CÒN ĐÂY LÀ NHỮNG HÌNH ẢNH KHÁC , NHỮNG BỨC ẢNH VỀ QUÃNG THỜI GIAN HỌC TẬP CỦA MARIE , NHỮNG GIÂY PHÚT HẠNH PHÚC CỦA 2 VỢ CHỒNG CURIE HAY CÔNG VIỆC CỦA MARIE...

imagesur5.jpg


imagesvp3.jpg


13588952404nggc0.jpg


hbgol8.jpg


imagesal6.jpg


navbgli8.jpg



Cha đẻ của bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Đmitri Ivanôvích Menđêlêep (1834 - 1907)
mend_tmp.jpg
NÓI QUA VÊ CUỘC ĐỜI MENDELEEV

Mendeleev sinh ngày 27 tháng 1 năm Giáp Ngọ (1834) tại Tobolsk, Siberia, trong một gia đình có 17 người con. Menđêlêep là nhà hóa học và là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng nước Nga. Ông tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi đã từng là giáo viên trung học, sau đó đến dạy học tại trường Đại học Pêtécbua chuyên ngành hóa học, ông đã lần lượt qua Pháp, Đức học tập nghiên cứu.Khi 30 tuổi, Mendeleev mới bắt tay vào nghiên cứu phân loại các nguyên tố hóa học, nhưng chỉ 5 năm sau đó, ông phát minh ra định luật tuần hoàn Mendeleev nổi tiếng. Trên cơ sở ấy, ông lập ra bảng tuần hoàn hóa học - chiếc chìa khóa tìm ra nhiều nguyên tố hóa học mới.

Thiên tài Mendeleev không chỉ có những cống hiến trong hóa học, mà còn cả trong vật lý, hóa lý và thiên văn học. Ông đã hệ thống hóa những tri thức tản mạn về hình tượng đồng hình, nhờ đó phát triển môn địa hóa học. Meendeleev phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn, xây dựng thuyết hydrat hóa của dung dịch. Ông còn đề xuất thuyết nguồn gốc vô cơ của dầu mỏ, nghiên cứu chế tạo thuốc súng không khói, hoàn thiện kỹ thuật đo lường... Ngoài ra, ông còn là một nhà công nghệ tài năng, đề xuất phương pháp khai thác dầu mỏ và nhiều quy trình sản xuất khác. Toàn bộ công trình của Mendeleev được tập hợp trong 25 bộ sách.

Mendeleev được Anh quốc tặng huân chương Fadray và được mời làm viện sĩ danh dự của nhiều viện hàn lâm khoa học trên thế giới.

BẢNG TUẦN HOÀN NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NGUYÊN LÝ HÓA HỌC

Khi Menđêlêep viết "Nguyên lý hóa học", ông nghĩ đến lúc này trong số các nguyên tố đã phát hiện trên thế giới là 63 nguyên tố, giữa chúng nhất định có những quy luật biến hóa thống nhất, vì rằng tất cả các sự vật điều có liên quan với nhau. Để phát hiện quy luật này ông đã đăng ký 63 nguyên tố này vào 63 chiếc thẻ, trên thẻ ông viết tên, nguyên tử lượng, tính chất hóa học của nguyên tố. Ông dùng 63 chiếc thẻ mang tên 63 nguyên tố này xếp đi xếp lại trên bàn. Bỗng nhiên một hôm ông phát hiện ra rằng nếu xếp các nguyên tố này theo sự lớn nhỏ của nguyên tử lượng thì sẽ xuất hiện sự biến hóa mang tính liên tục rất kỳ lạ, nó giống như một bản nhạc kỳ diệu vậy. Menđêlêep không giấu nổi niềm vui, ông tin tưởng chắc chắn rằng loại quy luật này chứng tỏ quan hệ của vạn vật trên thế giới này là tất nhiên và có luật tuần hoàn của chúng.

Menđêlêep như đã có chìa khóa mở cánh cửa của mê cung đã phát hiện trên những bí mật của cả cung điện. Ông đã sắp xếp những nguyên tố thành một bảng tuần hoàn, trong đó có những nguyên tố vẫn phải để trống. Ông công bố tác phẩm của mình, kiên trì chờ đợi kết quả kiểm nghiệm của các nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đối với quy luật tuần hoàn của các nguyên tố, nhưng suốt 4 năm không phát hiện thêm được nguyên tố mới nào.

Năm 1875 Viện Hàn lâm khoa học Pari nhận được thư của một nhà khoa học, trong thư nói ông đã tạo ra được một nguyên tố mới trong quặng kẽm trắng, ông gọi nguyên tố là "Gali". Tính chất của Gali giống như nhôm, nguyên tử lượng là 59,72; tỷ trọng là 4,7. Nghe được tin này Menđêlêep mắt sáng hẳn lên, theo phát hiện 4 năm trước đây của mình nguyên tố mới này cùng "nhóm của nhôm" đây là điều 4 năm trước ông đã dự đoán. Nhưng ông lại cảm thấy không yên tâm, theo cách tính của bảng tuần hoàn thì nguyên tử lượng của nhôm phải là khoảng 68, tỷ tọng phải là 5,9 - 6,0. Menđêlêep tin rằng mình đúng, ông lập tức viết thư cho Viện Hàn lâm khoa học Pari nói ý kiến của mình.

Bức thư được chuyển đến tay nhà khoa học đã công bố phát hiện ra Gali. Ông ấy hết sức ngạc nhiên, Menđêlêep chưa nhìn thấy mặt "Gali" mà dám nói biết được nguyên tử lượng và tỷ trọng của nó là bao nhiêu, cứ như là chuyện đùa? Nhưng vì thận trọng, nhà khoa học ấy đã tiến hành xác định lại một lần nữa những số liệu trên, kết quả vẫn không thay đổi.

Một thời gian sau, nhà khoa học người Pháp này lại nhận được thư của Menđêlêep, lời lẽ trong thư hết sức tự tin, hình như không phải là đang nói đến nguyên tố mới, mà là đang làm một bài toán: "4 + ( ) = 10". Nhưng là nhà khoa học ông không thể xem thường ý kiến của Menđêlêep. Ông lại tuyển Gali một lần nữa rồi xác định những chỉ số của nó, kết quả lần này làm ông ngạc nhiên bởi đúng như dự đoán của Menđêlêep: Tỷ trọng của Gali là 5,94; đây đúng là một sự trùng hợp đặc biệt không thể tưởng tượng được.

Sau khi lời dự đoán kỳ lạ này được chứng thực, cả giới hóa học kinh ngạc. Lý luận về quy luật tuần hoàn của các nguyên tố học đã bị lãng quên nhiều năm, nay được mọi người coi trọng, một số nhà khoa học đã chân thành chúc mừng sự phát hiện tài ba của Menđêlêep. Bảng tuần hoàn nhanh chóng được dịch thành nhiều thứ tiếng và truyền bá đi khắp nơi trên trái đất. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (còn gọi là bảng tuần hoàn Menđêlêep) trên 100 năm qua đã là chìa khóa dẫn đến việc phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới.

Bốn năm sau, Thụy Điển phát hiện một loại nguyên tố mới khác, có người gọi nó là "Scanđi". Khi mọi người nghiên cứu sâu hơn một bước thì phát hiện ra rằng "Scanđi" chính là nguyên tố nằm trong "nhóm của Bo" mà Menđêlêep đã dự đoán. Mọi người phát hiện ra rằng lý luận về quy luật tuần hoàn của các nguyên tố không chỉ có thể dự kiến vị trí cho các nguyên tố chưa tìm ra "mà còn có thế biết trước được tính chất quan trọng của chúng".

"Nguyên lý hóa học" của Menđêlêep đã được đánh giá rất cao, trở thành bộ sách giáo khoa kinh điển được thế giới công nhận. Có người đánh giá Menđêlêep như sau: "Trong lịch sử hóa học, ông dùng một chủ đề đơn giản mà đã gọi ra được cả thế giới".

Còn đây là Bảng hệ Thống Tuần Hoàn Trực tuyến ( Tiện lợi cho khi cần tìm thông tin nhanh ): http://www.chemicool.com/

NHIỆT HUYẾT CỦA MENDELEEV

Khi tuổi đã ngoài 50 Menđêlêep vẫn giữ được nhiệt huyết đối với công việc khám phá khoa học, ông muốn được bay lên không trung để nghiên cứu không khí lớp trên của tầng khí quyển.

Menđêlêep quyết định sẽ bay vào không trung vào ngày 19 tháng 08 năm 1887, vì ngày đó là ngày Nhật thực, một cơ hội hiếm có. Mà bay vào không trung phải chuẩn bị rất nhiều việc, khó khăn gặp phải đầu tiên là không có tiền để làm quả khí cầu. Ông tự tay thiết kế, vẽ, chế tạo lấy quả khí cầu và một dụng cụ đo khí áp thật nhạy. Phía dưới quả khinh khí cầu treo một cái giỏ lớn cho hai người ngồi. Ông Cocơrin chuyên gia hàng không điều khiển khí cầu, Menđêlêep tiến hành quan sát và nghiên cứu.

Cuối cùng thì ngày đó cũng đến. Khi mọi công việc đã chuẩn bị xong thì phát hiện ra lực nâng của khí cầu nhỏ không nâng nổi hai người lên, Menđêlêep quyết định bay một mình. Bạn bè đều khuyên ông: "Bay một mình rất nguy hiểm, đợi lần sau chuẩn bị tốt rồi sẽ tính". Menđêlêep nói: "Tôi không còn thời giờ nữa, không thể bỏ lỡ thời cơ. Mọi người có nhớ không? Nhật thực toàn phần lần trước cách đây 19 năm, nhà thiên văn học người Pháp phát hiện ra cái gì? Khi dùng kính phân tích ánh sáng nhìn thẳng lên mặt trời Nhật thực, thấy xuất hiện một vạch sáng màu vàng. Về sau mọi người đều đoán đó là nguyên tố mới, họ gọi đó là Hêli. Đến giờ tôi vẫn nghi ngờ là có tồn tại nguyên tố này không? Nếu không có lần quan sát này thì nghi ngờ của tôi không có gì để nói. Nhật thực không mấy chốc đã có, tôi không thể bỏ lỡ thời cơ được".

Co cơ rin nói với ông: "Thế thì để tôi đi, anh chưa bao giờ điều khiển khí cầu mà một mình bay thì thật nguy hiểm".

Menđêlêep cương quyết đòi đi, ông biết có rất nhiều người đang chờ chuyến bay này của ông. Menđêlêep sùng bái nhà hóa học Đantơn, cuộc đời khoa học của ông Đantơn kết thúc bằng một lần quan sát thực nghiệm khí tượng. Ông cười và nói với mọi người rằng: "Không phải lo gì cho tôi, nếu không may có chuyện gì xảy ra với tôi lúc đang bay thì tin rằng ngài Đantơn sẽ đón tôi".

Khí cầu từ từ bay lên không trung, càng bay càng cao. Ông ngồi trong giỏ treo tập trung quan sát Nhật thực, quan sát hiện tượng khí tượng. Ông nhìn thấy mặt trời đang bị nuốt đi, ông chăm chú nhìn quan dụng cụ trắc nghiệm.

Bỗng nhiên bộ phận thao tác điều khiển khí cầu có sự cố, khí cầu lúc nào cũng ở trạng thái rơi xuống. Menđêlêep quan sát tình hình sự cố, tính cách sửa chữa, rồi ông quyết định trèo lên dây treo của khí cầu.

Những người đứng dưới mặt đất nhìn Menđêlêep, từ giỏ trèo lên dây treo, ai cũng thót tim. May sao ông xử lý sự cố thành công và đã trở về vị trí. Khí cầu từ từ hạ xuống, khi Menđêlêep rời khỏi giỏ treo mọi người đều reo mừng.

Do thành công trong chuyến bay này, Học viện Hàng không khí tượng Pháp đã tặng Menđêlêep Kỷ niệm chương.

Menđêlêep đã trở thành nhân vật nổi tiếng ở Nga; mỗi khi ra đường thường có rất nhiều người ngưỡng mộ ông đi theo sau. Ông là người có tính cách hào phóng, thẳng thắn, chân thành, không câu nệ các chi tiết vụn vặt, ngay cả với người giúp việc cũng thân tình cởi mở. Menđêlêep là niềm kiêu hãnh của giới khoa học Nga, cũng là người thầy được học sinh yêu quý nhất ở trường Đại học Pêtécbua.

Bài giảng của Menđêlêep sinh động, hấp dẫn, hội trường ông giảng bài luôn chật cứng người, thậm chí ngay cả các phòng học xung quanh cũng kín người ngồi nghe. Bài ông giảng nội dung rất rộng. giảng giải kỹ càng, lại thêm kiến thức văn học sâu rộng, ngôn từ xúc tích nên có sức thu hút rất lớn. Mọi người đều nghĩ "Ông giống một nhà diễn thuyết tài ba".

Nhưng chính nhà khoa học được nhiều người ngưỡng mộ như vậy lại bị chính phủ chuyên chế Sa hoàng bài xích.

Một viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga mất, theo điều lệ của Viện Hàn lâm khoa học Nga, sau khi khuyết vị trí thì cần bầu bổ sung. Rất nhiều viện sỹ đề nghị bầu đích danh Menđêlêep đồng thời cũng khẳng định: "Menđêlêep đủ tư cách có chân trong Viện Hàn lâm, đây là điều không ai có thể phủ nhận được".

Tuy nhiên, điều mà mọi người không thể ngờ đến là Menđêlêep lại không trúng tuyển vào Viện Hàn lâm khoa học Nga. Kẻ thống trị Viện Hàn lâm khoa học Nga chính là Chính phủ Sa hàng, chính phủ chuyên chế không chỉ biến khoa học tự nhiên như triết học trở thành nô tỳ mà còn muốn biến hoa học tự nhiên cũng trở thành công cụ đắc lực cho họ. Vì Menđêlêep đã từng tham gia biểu tình phản đối Sa hoàng cho nên bọn tay chân của Sa hoàng đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để thao túng cuộc bầu chọn.

Menđêlêep cảm thấy bị tổn thương, ông hiểu rất rõ rằng đây không chỉ là tổn thương đối với cá nhân mình mà còn tổn thương đối với nhân dân Nga, đồng thời cũng là tổn thương đối với Chính phủ Sa hoàng vì rằng họ đã miệt thị một cách cực đoan đối với khoa học.

Sau khi tin Menđêlêep không trúng tuyển vào Viện Hàn lâm khoa học truyền đi, đã có rất nhiều nhà khoa học và một số tổ chức tiến bộ tỏ ý phản đối, họ bày tỏ sự ủng hộ đối với Menđêlêep, chỉ trích chính phủ Sa hoàng chuyên chế và xấu xa. Có người đã viết thư gửi Menđêlêep nói: "Thế lực phản độg đen tối không thể bưng bít được tiếng nói của các nhà khoa học". Gần như tất cả các trường đại học ở Nga đều chọn ông làm giáo sư danh dự của trường, rất nhiều Viện Hàn lâm khoa học nổi tiếng như: Viện Hàn lâm khoa học Luân Đôn, Pari,... mời ông làm viện sỹ danh dự, điều này thể hiện sự ủng hộ của giới khoa học trên thế giới đối với ông.

Menđêlêep cảm thấy yên lòng, ông nói: "Tôi hiểu sâu sắc rằng đây không chỉ là niềm vinh dự đối với tôi mà còn là niềm vinh dự đối với nhân dân Nga".

Menđêlêep không được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học, nhưng khoa học không bao giờ chịu phục tùng chính phủ chuyên chế, khoa học là thuộc về nhân dân, các nhà khoa học thuộc về nhân dân. Menđêlêep người không được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học khi bước lên bục giảng Đại học Pêtécbua, học sinh của ông đã đón ông bằng những tiếng vỗ tay vang dội, nó thể hiện sự kính trọng của họ đối với ông, tiếng hoan hô như tiếng sấm, đó là tình yêu của học sinh đối với ông - người giáo sư đáng kinh Menđêlêep.

Menđêlêep cảm thấy vô cùng vinh dự và trách nhiệm trước lịch sử cũng hết sức nặng nề. "Gieo trồng hạt, giống khoa học để nhân dân có mùa màng bội thu", đây là câu nói mà Menđêlêep mãi mãi khắc cốt ghi xương.

Avogadro Amédéo (1776-1856)

avogadro.jpg


Bá tước Amédéo Di Quaregna e Ceretto Avogadro sinh năm 1776 tại Turin (Italie), là con một quan tòa. Avogadro học Luật, có Cử nhân xong ông làm thư ký cho tòa tỉnh (préfecture). Sau đó ông vào ngành Vật lý và Toán học. Ông được bổ nhiệm làm giáo sư Toán và Vật lý cho trường Collège royal de Verceil. Năm 1820, Avogadro được giữ chức "Vật lý cao cấp", chức vụ này mở ra đặc biệt chỉ cho riêng ông tại Ðại học bách khoa Turin nơi đó ông dạy học cho đến năm 1850.



Hai năm sau khi định luật GAY-LUSSAC được phát minh về sự hóa hợp các khí, Avogadro cho in ra một công trình nghiên cứu quan trọng để giải nghĩa cho thuyết phân tử khí.

Năm 1811 ông là tác giả của thuyết mà ngày nay mang tên ông: "Trong cùng điều kiện về nhiệt đô và áp suất, các khí khác nhau có cùng một thể tích sẽ chứa cùng một số phân tử." Ðịnh luật này chỉ được thế giới công nhân năm 1850.
Ông mất năm 1856

Ðơn vị Avogadro:

Ðịnh luật Avogadro dựa trên căn bản Hóa học nói lên sự liên hệ giữa khối lượng phân tử va tỷ trọng của khí.

Số Avogadro là số N phân tử chứa trong một mole.

Giá trị của N = 6,023 x 1023 mol.

Con số này dùng để xác định đơn vị số lượng vật chất: mole.

Thí dụ :

* Khối lượng nguyên tử ( trong bảng phân loại tuần hoàn được gọi là A) của Carbon là 12 g có nghĩa là trong 12 gam
Carbon có chứa 6,023 x 1023 nguyên tử Carbon.

* Hydrogen có khối lượng nguyên tử là 1 g , nghĩa là phải cần 6,023 x 1023 nguyên tử Hydrogen mới cân nặng 1gam

Vậy đơn vị mole tương đương với 6,023 x 1023 của bất kỳ chất nào

N = 6,023 x 1023 mol


Ðể cho ta khái niệm về con số to lớn này, hãy tường tượng 1 mole người. Nghĩa là 6,023 x 1023 người: nếu mọi người cùng nằm bên cạnh nhau trên mặt trái Ðất (kể cà núi và đại dương), 1 mole người đó sẽ bao phủ hết 250 triệu quả đất

Niels Bohr (1885 – 1962) Nhà Bác Học Đan Mạch Danh Tiếng Thế giớ, Nobel vật lý năm 1922, nguyên tử số 107 có tên “bohrium” (Bh) để vinh danh ông


bohr_pere.jpg

Đối với dân tộc Đan Mạch, các điều khiến cho họ hãnh diện nhất gồm có kỹ nghệ đóng tầu, sản phẩm bơ sữa và hai vĩ nhân Hans Christian Anderson và Niels Bohr.

Niels Bohr chào đời vào ngày 07 tháng 8 năm 1885 trong lâu đài của Vua Georg, một dinh thự đẹp nhất của thủ đô Copenhagen, nước Đan Mạch. Niels Bohr là con của bà Ellen Adler, thuộc một gia đình Do Thái chủ ngân hàng giàu có, và ông Christian Bohr, giáo sư môn sinh lý học tại trường đại học Copenhagen. Vào thời kỳ còn là sinh viên, Niels đã nổi tiếng là xuất sắc về các môn toán, vật lý và túc cầu. Năm 22 tuổi, Niels Bohr đã đoạt được một huy chương vàng của Hàn Lâm Viện Hoàng Gia Đan Mạch (the Royal Danish Academy of Sciences and Letters) nhờ công trình khảo cứu về sức căng mặt ngoài (surface tension).

Tới năm 1911, sau khi đã đậu văn bằng Tiến Sĩ Khoa Học với luận án về lý thuyết điện tử của các kim loại (the electron theory of metals), Niels Bohr sang nước Anh để học hỏi tại Phòng Nghiên Cứu Cavendish ở Cambridge. Tại nơi này, Bohr được Sir Joseph John Thomson hướng dẫn. Nhà đại bác học này là người đã khảo cứu tính chất điện từ của tia âm cực nên đã được giới Khoa Học gọi là “cha đẻ của điện tử”. Tháng 3 năm 1912, Bohr đổi sang trường đại học Manchester và theo học nhà đại bác học Ernest Rutherford, nhờ vậy ông được làm quen với lý thuyết về cấu tạo nguyên tử.

Vào thời bấy giờ, Lord Rutherford đã cắt nghĩa nguyên tử bằng một hệ thống giống như thái dương hệ theo đó mọi nguyên tử có một nhân ở giữa mang điện dương và xoay quanh nhân này là các điện tử mang điện âm. Lý thuyết của Rutherford rất đúng nên nhờ đó, các nhà khoa học có thể cắt nghĩa được nhiều hiện tượng vật lý nhưng một trở ngại được nêu lên. Nếu có các điện tử xoay quanh nhân, thì chắc hẳn phải có sự phát ra ánh sáng và do đó, sinh ra sự co lại của các quỹ đạo khiến cho các điện tử này sẽ bị rơi vào nhân trong khi theo sự nhận xét, điều này đã không xẩy ra.

Các điều bí ẩn về nguyên tử đã khiến cho Niels Bohr suy nghĩ. Năm 1913, Bohr đi tới kết luận như sau: ông công nhận hình ảnh về nguyên tử của Rutherford nhưng ông đặt giả thuyết rằng các điện tử tuy xoay với vận tốc đều trên các quỹ đạo cố định chung quanh nhân, nhưng không phát ra ánh sáng và vì vậy, không bị kéo về phía nhân. Tại các quỹ đạo này, các điện tử ở trong tình trạng ổn định, nghĩa là năng lượng của chúng không bị thay đổi. Tuy nhiên, vì các hỗn loạn do bên ngoài gây nên, chẳng hạn như sự va chạm hay bức xạ, các điện tử sẽ bị dời chỗ tạm thời để rồi trở về quỹ đạo cũ bằng cách nhẩy vọt và mỗi lúc nhẩy vọt từ quỹ đạo ngoài vào quỹ đạo trong kế cận sẽ phát ra một quang tử và quang tử này tiêu biểu cho sự khác biệt về năng lượng giữa quỹ đạo bên ngoài vừa từ bỏ và quỹ đạo bên trong vừa chấp nhận. Như vậy ánh sáng chỉ được phát ra trong trường hợp này mà thôi.

Niels Bohr đã dùng kiểu mẫu nguyên tử của ông và lý thuyết về quang tử của Max Planck để tiên đoán về các màu sắc, về chiều dài làn sóng và về các loại ánh sáng do các vật chất khác nhau phát ra. Các quan niệm về nguyên tử của Bohr đã giải thích được nhiều điều thắc mắc và đã khiến cho công việc khảo cứu nguyên tử đi được các bước thật dài. Niels Bohr làm việc cùng với Lord Rutherford cho tới năm 1916 rồi ông trở về Copenhagen để nhận chân giáo sư môn vật lý lý thuyết.

Ngay sau khi Thế Chiến Thứ Nhất chấm dứt, Niels Bohr cho rằng công việc tìm kiếm, học hỏi về nguyên tử và nền vật lý hạch tâm (nuclear physics) cần tới một Viện nghiên cứu đặc biệt, không những có đầy đủ các dụng cụ, máy móc tối tân mà còn cần tập trung nhiều nhà vật lý trên khắp thế giới. Vì thế Bohr đã đề nghị kế hoạch này với trường đại học và chương trình được nồng nhiệt chấp thuận. Thành phố Copenhagen đã tặng cho Viện một khu đất rất rộng để xây dựng Viện Vật Lý Lý Thuyết (the Institute of Theoretical Physics) và Viện này đã được khánh thành vào ngày 15/9/1920.

Niels Bohr trở nên nhân vật đứng đầu của Viện Vật Lý Lý Thuyết, một cơ sở lừng danh trên thế giới về nghiên cứu nguyên tử. Trong thời gian này, Bohr đã khám phá được nhiều định luật chi phối thế giới nguyên tử trong đó có nguyên tắc tương ứng (principle of correspondence) và nguyên tắc bổ túc (principle of complementary). Dưới sự hướng dẫn của Niels Bohr, Viện Vật Lý Lý Thuyết đã lôi cuốn được rất nhiều nhà khoa học trẻ tuổi, xuất sắc, tới nghiên cứu, học hỏi, trong số này đầu tiên có Wolfgang Pauli từ nước Áo, H.A. Kramers từ Hòa Lan, Georg Charles von Hevesy từ Hungary, Oskar Klein từ Thụy Điển rồi hai năm sau, 1924, có Werner Heisenberg, John Slater và Paul Dirac cùng nhiều nhà vật lý khác. Trong thập niên 1920, trường phái Vật Lý Copenhagen đã tiến bộ rất đáng kể do các công trình nghiên cứu, chẳng hạn như lý thuyết về cơ học phương trận (matrix mechanics) của Heisenberg, cơ học làn sóng (wave mechanics) của Schroedinger, lý thuyết tương đương (demonstration of equivalence) bởi Max Born, Paul Dirac và P. Jordan, lý thuyết điện tử xoay tròn (theory of electron spin) của Wolfgang Pauli, lý thuyết làn sóng của vật chất (wave theory of matter) do Louis de Broglie..., tất cả đã được nghiên cứu và thảo luận sổi nổi tại Viện của Bohr. Cũng vì thế, nhiều nhà vật lý đã gọi thập niên này là thời kỳ hào hùng của nền vật lý hạt tử (quantum physics) vì đã có được sự cộng tác của cả một thế hệ các nhà khoa học lý thuyết tới từ nhiều quốc gia để nghiên cứu ngành cơ học hạt tử (quantum mechanics) và ngành điện từ học (electromagnetics).

Phần thưởng khoa học đầu tiên của Niels Bohr là huy chương Hughes do Hàn Lâm Viện Hoàng Gia Anh Quốc (the Royal Society) trao tặng vào năm 1921. Lý thuyết nguyên tử của Bohr đã được nhiều nhà bác học thời đó chấp nhận nhưng mặc dù lý thuyết này được ông đề cập tới 9 năm về trước, mãi tới năm 1922, Niels Bohr mới được trao tặng Giải Thưởng Nobel về Vật Lý. Dù sao, tính tới lúc bấy giờ, Niels Bohr vẫn là nhà bác học trẻ tuổi nhất lãnh giải thưởng cao quý đó. Nhà đại bác học Albert Einstein đã phải nói về Niels Bohr như sau: “Không có ông Bohr, không biết các kiến thức về nguyên tử của chúng ta sẽ ra sao. Về phương diện cá nhân, Niels Bohr là một trong các người cộng sự đáng quý nhất mà tôi đã gặp. Ông ta phát biểu các ý tưởng của mình như một người đi dò dẫm và không bao giờ cho rằng mình có sẵn chân lý tuyệt đối”.

Vào mùa xuân năm 1939, Lise Meitner và Otto Frisch khi đó đang làm việc tại Viện Vật Lý của Niels Bohr thì được đọc về các khám phá của vài nhà khoa học người Đức theo đó, người ta có thể phân tách nhân nguyên tử Uranium ra làm hai phần gần bằng nhau. Khi nhân nguyên tử bị chia tách như vậy, sẽ có một số năng lượng khủng khiếp thoát ra và điều này sẽ trở nên một hệ quả quan trọng về quân sự.

Trong chuyến du hành sang Hoa Kỳ, Niels Bohr đã bàn luận về năng lượng nguyên tử với Albert Einstein và với nhiều nhà bác học khác trong đó có cả Enrico Fermi, khi đó đang làm việc cho trường đại học Columbia. Vào thời bấy giờ, chưa có nhà bác học nào biết rằng giữa hai chất Uranium238 và Uranium235 với lượng rất ít, chất Uranium nào đã bị phân hạch tâm để phát ra năng lượng lớn lao. Bohr cùng tiến sĩ John A. Wheeler nghiên cứu vấn đề này trong vài ngày và đã đi đến kết luận rằng chỉ có chất U-235 bị chia tách. Sau đó, lý thuyết về nhân hỗn hợp (compound nucleus) của Bohr cũng đã là một đóng góp to lớn vào nền vật lý hạch tâm, nhờ đó các nhà vật lý đã cắt nghĩa được tính phóng xạ, sự phát ra neutron (neutron emission) và sự phân hạch tâm (fission).

Niels Bohr trở về Đan Mạch vào tháng 3 năm 1939 và làm việc tại Viện Vật Lý Copenhagen. Ngày 01 tháng 9 năm 1939, Hitler cho quân tiến vào đất Ba Lan và Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ. Tới tháng 4 năm 1940, quân đội Đức tràn vào Đan Mạch và chiếm trọn xứ này trong vài giờ. Trong bốn năm liền, người Đức đã kêu gọi sự cộng tác của dân quân Đan Mạch nhưng không thành công. Các cuộc phá hoại và đột kích vẫn luôn xẩy ra cho đến tháng 9 năm 1944, Vua Đan Mạch bị bắt giam và quân đội Đan Mạch bị tước khí giới.

Khi chế độ Quốc Xã đi tới giai đoạn tiêu diệt thẳng tay các người Do Thái, nhóm dân lạc lõng này đã bị lùng bắt ở khắp nơi, nhưng nhờ sự giúp đỡ của dân Đan Mạch, 5,000 trong số 6,000 người Đan Mạch gốc Do Thái đã được đưa lén qua Thụy Điển bằng những con thuyền nhỏ. Nhà bác học Niels Bohr vì có mẹ gốc Do Thái, cũng phải chạy trốn. Ông cùng vợ con xuống một con tầu đánh cá có tên là Sea Star, lánh nạn qua Thụy Điển vào tháng 9 năm 1943. Từ đây, Niels Bohr sang nước Anh bằng một máy bay oanh tạc của đồng minh rồi sau đó, ông sang Hoa Kỳ và làm việc với nhóm các nhà bác học chế tạo bom nguyên tử (Manhattan Project). Chính tại Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử Los Alamos thuộc tiểu bang New Mexico, Niels Bohr đã giữ chức vị cố vấn cao cấp nhất cho nhà bác học J. Robert Oppenheimer, giám đốc trung tâm.

Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, Niels Bohr trở lại Đan Mạch và làm việc tại Viện Vật Lý cũ của ông. Ông là chủ tịch của Hàn Lâm Viện Khoa Học Hoàng Gia Đan Mạch (the Royal Danish Academy of Sciences) cho tới khi qua đời. Ngoài sở thích về Khoa Học, Niels Bohr còn quan tâm đến Hòa Bình. Trước khi hai trái bom nguyên tử thả xuống đất Nhật vào năm 1945 và đã gây nên cảnh tàn phá khủng khiếp, Niels Bohr đã kêu gọi sự kiểm soát quốc tế về võ khí và năng lượng nguyên tử nhưng không thành công.

Vào năm 1955, Hội Nghị Quốc Tế Nguyên Tử Phụng Sự Hòa Bình lần đầu tiên (the First International Conference on the Peaceful Uses of Atomic Energy) được tổ chức tại Geneva. Niels Bohr vốn là chủ tịch của Ủy Ban Năng Lượng Nguyên Tử Đan Mạch (the Danish Atomic Energy Commission) đã được bầu làm chủ tịch của Hội Nghị kể trên. Ông cũng giúp công vào việc tạo nên Ủy Ban Nghiên Cứu Nguyên Tử của Châu Âu (CERN = the European Council for Nuclear Research). Tháng 8 năm 1957, Phần Thưởng Ford về Nguyên Tử Phụng Sự Hòa Bình (the first U.S. Atoms for Peace Award) với số tiền 75,000 Mỹ kim được trao về ông.

Khi đã ngoài 70 tuổi, Niels Bohr tự cảm thấy già nua trong việc sáng tạo nên ông chuyên tâm vào việc giảng huấn và cổ động cho hòa bình. Niels Bohr qua đời vào ngày 18 tháng 11 năm 1962 tại tư gia ở Copenhagen. Ông và Albert Einstein là hai nhà đại bác học gây nên ảnh hưởng lớn lao nhất đối với nền vật lý của thế kỷ 20.

Năm 1997, Hội Nghị Quốc Tế về Hóa Học Thuần Lý và Áp Dụng (the International Union of Pure and Applied Chemistry) đã công bố rằng nguyên tố hóa học với nguyên tử số 107 sẽ có tên chính thức là “bohrium” (Bh) để vinh danh nhà đại bác học Niels Bohr.
Niels Bohr là nhà bác học lãnh được nhiều giải thưởng hơn bất cứ khoa học gia nào khác và theo như lời Albert Einstein: “Không còn hoài nghi gì nữa, Niels Bohr là một trong các nhà phát minh khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta”./.

Antoine Laurent Lavoisier (1743-1794) cha đẻ của môn hóa học mới

"Rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme"

lavoisieretsafemme.jpg

Lavoisier và phu nhân

lavoisiercolor.gif
lavoisier.gif


lavoisier-appareils.gif
lavoisier_memoirechaleur.gif


Truyền thuyết cho rằng Antoine Laurent de Lavoisier là cha đẻ của môn hóa học mới và công trình của ông đã làm biến mất ngành Giả kim (alchimie). Lúc đó ông độc hành trong cuộc cách mạng khoa học trước sự chống đối của giáo dục thời bấy giờ. Theo vài nhà sử học, ông được xem như nhà bác học có được đồng minh lẫn kẻ thù. Công trình của ông rất quan trọng trong lịch sử ngành Hóa học.

Ông sinh năm 1743 tại Paris, là con một biện lý (procureur) tại Quốc hội. Mẹ ông mất sớm nên ông và em gái được bà ngoại nuôi sau đó thì người dì sống độc thân nuôi. Ông học trường Trung học Mazarin, sau đó ghi danh học Luật và đậu Cử nhân năm 1764 và tiếp tục học thành luật sư tòa án nhưng ông rất ham Khoa học nên thường xuyên đến phòng thí nghiệm Guillaume Rouelle để theo học Toán và Thiên văn của tu sĩ Nicolas Lois de la Caille rồi làm phụ tá cho những cuộc hội nghị của ông Bernard de Jussieu. Ngoài ra vì ham thích ngành khoa học , vị luật sư trẻ tuổi này quyết định theo nhà khoa học tự nhiên Jean Guettard.

Càng ngày ông càng bị lôi cuốn vào những môn khoa học, sau đó, lúc 23 tuổi ông nhận được huy chương vàng và được đắc cử vô Hàn lâm viện Khoa học năm 1768

Mặc dù mê khoa học nhưng ông cũng làm trong ngành thu thuế, cưới con gái của đồng nghiệp ông năm 1771 và sáu năm sau ông trở thành quan thuế (fermier général). Cũng nhờ làm trong ngành này mà ông giúp đỡ rất nhiều nhà khoa học nghèo như Berthollet, Vauquelin và thành lập những phòng thí nghiệm cho các đồng nghiệp.

Làm việc ở Arsenal, ông nghiên cứu bột muối diêm (salpêtre). Chính trong phòng thí nghiệm ở Arsenal mà Lavoisier đã làm được những thí nghiệm đầu tiên về Hóa học. Dùng hệ thống cân, ông làm các thí nghiệm về chất đốt từ năm 1774. Năm đó ông đốt cháy Thiếc trong bình đậy kín và nhận xét rằng khối lượng tổng quát vẫn giữ nguyên không đổi. Ba năm sau, ông lặp lại thí nghiệm với Thủy ngân. Nhờ thí nghiệm này, ông phân tích được không khí, nhận định được oxygen (O2), Nitrogen (N2) và biến trở lại thành không khí từ oxygen và nitrogen. Theo gương Cavendish, ông chứng minh là nước cũng tạo được do sự đốt cháy của Hydrogen do đó nước không phải là một nguyên tố duy nhất. Năm 1781 ông thiết lập thành phần của khí carbonic (CO2) nhờ những công trình trên kim cương.

Về Vật lý, ông cùng với Laplace khảo cứu sự giãn nở chất rắn. Những nghiên cứu của ông cho phép ông đo được năng lượng nhiệt từ các phản ứng Hóa học.

Năm 1789 ông hoàn thành Cách thức làm Danh pháp Hóa học (La Méthode de nomenclature chimique). Lúc bấy giờ tên thông dụng thưòng kèm theo những chữ phức tạp không nói lên thực tế của vật chất mà họ định nghĩa , như Safran de Mars, fleur de bismuth, beurre d’arsenic, kermès minéral, cristaux de Lune . Ngoài ra một chất có nhiều tên khác nhau và ngược lại, nhiều chất có cùng tên. Trước đó, năm 1777 Guyton de Morveau cũng đã đề nghị chỉ nên dùng một tên nhưng phải đúng theo bản chất của vật thay vì dùng cả một câu như những thí dụ trên. La Méthode de nomenclature chimique được giới thiệu cho Hàn Lâm Viện tháng 6 năm 1787 có 4 người ký tên:: Lavoisier, Guyton de Morveau, Fourcroy và Berthollet. Danh từ Khoa học dựa trên tính chất khác nhau giữa những đơn chất và hợp chất, cho một một số từ như sulfat, acetat, borat để chỉ các muối

Năm 1789 in cuốn Tiểu luận Sơ cấp Hóa học (Traité élémentaire de Chimie) trong đó đưa ra bộ Danh từ Hóa học mới.

Cuối năm 1786, Guyton de Morveau đến ở nhà của Lavoisier. Cả hai cùng lo việc sửa đổi danh từ khoa học. Với bài tiểu luận này, Lavoisier muốn, một mặt giới thiệu toàn bộ Hóa học trên cùng một bản , một mặt cải tổ lại ngành Hóa học bằng cách đào tạo những nhà hóa học mới.

Trong thời kỳ cách mạng 1789, Lavoisier hăng hái tham gia cải tổ lại phép đo lường. Nhưng qua năm 1792 Cách mạng Pháp chuyển hướng và qua năm 1793 thì trở nên quyết liệt: Hàn lâm viện bị giải tán, Hội nghị quốc ước (Convention) xử trảm vua Louis XVI và bắt bỏ tù tất cả những quan thuế (fermiers généraux). Lavoisier bị bỏ tù rồi bị giải ra Tòa án Cách Mạng và ngày 8 tháng 5, 1794 ông bị xử trảm.

Sáng hôm sau nhà Toán học Joseph Louis Lagrange (1736-1813) nói: "Họ chỉ cần trong khoảnh khắc để làm rơi cái đầu đó và có thể cả một trăm năm cũng không đủ để tạo ra một cái đầu tương tự." (Il ne leur a fallu qu’un moment pour faire tomber cette tête et cent années peut-être ne suffiront pas pour en reproduire une semblable)


John Pople (1925-2004) Cha đẻ lý thuyết điện toán trong hóa học lượng tử

pople_john.jpg

Sinh năm 1925 tại Burnham-on-Sea, Somerset (Anh), Pople nhận bằng tiến sĩ toán học năm 1951 tại Đại học Cambrigde. Một năm sau đó, ông lập ra công thức cho một sơ đồ cơ bản để phát triển những mô hình toán học phục vụ nghiên cứu phân tử mà không cần tiến hành thí nghiệm.

Sau một thời gian lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu vật lý cơ bản thuộc Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh gần London, ông nhanh chóng cảm thấy không thích hợp với việc phải dành quá nhiều thời gian cho công tác quản lý nên đã di cư sang Mỹ năm 1958.

Năm 1964, Pople trở thành giáo sư vật lý hóa học tại trường Carnegie Tech, sau này trở thành đại học Carnegie-Mellon, Pittsburgh (Mỹ). Ông được Nữ hoàng Anh Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ năm 2002 vì những đóng góp trong nghiên cứu hóa học. Năm 1986, ông chuyển sang làm việc tại khoa hóa của Đại học Northwestern (Mỹ).

John Pople, người giành giải Nobel năm 1998 vì đóng góp to lớn trong quá trình phát triển các phương pháp điện toán cho ngành hóa học. Ông qua đời ngày 15 tháng 3 năm 2004 tại nhà riêng ở tuổi 78 vì bệnh ung thư gan.

Pople là người đã phát triển các kỹ thuật máy tính phục vụ cho việc kiểm tra và xác định cấu trúc hóa học và những chi tiết của vật chất. Chương trình máy tính do ông xây dựng đã được hàng nghìn trường đại học và doanh nghiệp trên thế giới sử dụng. Đến những năm 90 của thế kỷ trước, ông biên tập lại chương trình này, kết hợp thêm với lý thuyết về mật độ của Walter Kohn, người đồng nhận giải Nobel hóa học với ông. Kohn là nhà khoa học người Áo, làm việc tại Đại học Santa Barbara (Mỹ). Nghiên cứu của ông này, bắt đầu từ những năm 60, làm đơn giản hóa mô tả toán học về sự liên kết giữa các nguyên tử tạo nên phân tử.

Cách tiếp cận bằng điện toán của Pople trong lĩnh vực hóa học đã cho phép các nhà khoa học tạo ra những mô hình trên máy tính của nhiều phản ứng hóa học, vốn là điều không thể hoặc rất khó tái tạo trong phòng thí nghiệm. Công trình của ông có tầm ứng dụng rất rộng, từ phục vụ nghiên cứu các vì sao dựa trên những dấu hiệu hóa học đo qua kính viễn vọng, cho đến tìm hiểu phương thức mà những chất gây ô nhiễm như freon phản ứng với tầng ozone. Trong lĩnh vực y học, các nhà nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hóa học lượng tử được vi tính hóa của Pople để tái tạo tác dụng của một số loại thuốc chống lây nhiễm căn bệnh HIV

Alfred Nobel (1833-1896)
Cha đẻ của thuốc súng, người thành lập giải thưởng Nobel

Alfred NOBEL (Stockholm, 1833 - San Remo, 1896)
Cha của Alfred Bernhard NOBEL là kỹ sư và thành lập những xưởng chế tạo vũ khí ở Saint-Pétersbourg. Alfred và các anh em ông được học tiếng Nga và Thụy Ðiển ở bên Nga .
Alfred tiếp tục học lên ở Thụy Ðiển rồi Nga rồi Hoa kỳ, nơi này ông ở 4 năm.
Lúc 20 tuổi ông đã say mê ngành Cơ học và Hóa học và đã đăng ký 2 bằng sáng chế.Khoảng 1863 ông đăng ký bằng sáng chế chât nổ bằng Fulminate thủy ngân.


Thuốc súng
Chất bột đen và bột bông gòn là những chất nổ nổi tiếng . Năm 1846, Ascanio SOBRERO, nhà Hóa học Ý đã khám phá ra chất Nitroglycérine.Hỗn hợp Trinitrate de glycérol (Nitroglycérine) là chất nổ rất mạnh, Là một lỏng không màu, nhớt như dầu, tỷ trọng 1,58, đông đặc ở 13°C. Rất nhạy với nhiệt và sự va chạm nó không bền nên rất nguy hiển khi xử dụng nên người ta ít dùng nó ở trạng thái tinh chất mà trộn với những chất trơ như bột mạt cưa hay chất nổ khác thí dụ như nitrocellulose. Nó là thành phần chính của chất nổ. Nitroglycérine cũng được dùng trong Y khoa để làm thuốc giãn mạch van (vasodilatateur coronarien)

Vào năm 1863, NOBEL tìm kiếm cách cách kiểm soát được nitroglycerine. Đó là dùng một ngòi nổ, có thể gây nổ chất nitroglycerine bằng cách đốt cháy một ít thuốc súng. Ông kỹ nghệ hóa chất Nitrolycérine. Nhưng những thí nghiệm đã ngừng lại khi em trai út ông, Emil bị chết vì phòng thí nghiệm ở Helenborg bị nổ.Vài năm sau ông tìm ra cách sáng chế ra chất nổ an toàn hơn gọi là dynamite, tức là chất Nitroglycérine.

Năm 1875 ông đăng ký sở hữu bằng sáng chế một chất nổ mạnh hơn nữa, dynamite extra Nobel. Hỗn hợp Nitroglycérine và Nitrate de cellulose được keo hóa, được biết dưới tên quen thuộc là Plastic. Tiếp theo Nobel phát minh ra những chất nổ mới không cho ra khói.

Nhờ sự thành công, Nobel làm chủ một gia tài khổng lồ.

Những công ty của Nobel:


Nobel Company, Nitroglycerin Ltd , 5 phòng thí nghiệm (Ðức, Pháp, Tô Cách Lan, Thụy Ðiển, Ý), 90 xưởng trong trên hai mươi nước, khai thác khoảng 350 bằng sáng chế của nhà phát minh không mỏi mệt này. Ðã chế tạo khỏang 65000 tấn chất nổ mỗi năm.
Nỗi cô đơn
Nhưng báo chí và dư luận oán trách ông đã làm giàu nhờ chế tạo ra những bộ máy giết người mặc dù ông thuyết phục họ rằng ông không hề nghĩ đến chiến tranh mà chỉ có dụng ý xử dụngđể khai thác hầm mỏ, và những công trình dân sự.
Sức khỏe mong manh, tâm hồn ray rứt, người giàu nhất Âu châu lang thang không gia đình, không vợ con và chết bên cạnh người đầy tớ.
[b2]Chúc thư của Nobel[/b2]
Tháng 1 năm 1897, ông giao gia tài khổng lồ, rải rác khắp nơi trong nhiều nước, cho một tổ chức để mỗi năm phát cho 5 NGƯỜI ÐÃ GIÚP ÍCH CHO NHÂN LOẠI về Vật lý, Hóa học, Y học, Văn chương và Hòa bình trong năm vừa qua. Tổ chức khoảng tháng 10.
Năm 1968 thêm một giải thưởng nữa là về Khoa học Kinh tế.
Phải tốn 4 năm, nhờ sự can thiệp của vua Thụy Ðiền và Na uy mới giải quyết được nhiều vấn đề luật pháp, chính trị và tài chánh của tổ chức.
Năm 1901 những giải thưởng Nobel đầu tiên được giao cho những tổ chức liên hệ:

- Giải Vật lý và Hóa học được giao cho Hàn lâm viện Khoa học Thụy Ðiển (Académie royale des sciences de Suède),

- Về Y khoa cho Viện Karolinska ở Stockholm,

- Giải Hòa bình được giao cho một ban gồm 5 hội viên được bầu cử bởi quốc hội Na Uy, sau khi 2 vương quốc Na Uy và Thụy Ðiển tách rời nhau.

Mikhailo Vasilevich Lomonosov(1771-1765)

lomonosov.gif

Mikhain Vaxilevich Lomonoxov sinh ngày 8/11/1711 ở làng Misaninxkaia,cạnh làng Khonmogo,thuộc tỉnh Akhangenxkaia,trong một gia đình ngư dân sống gần biển.Sau khi học đọc và học viết ở một người cùng quê,chẳng bao lâu,Lomonoxov đã đọc hết tất cả các sách có thể kiếm được ở trong làng.Tính hiếu học và long ham hiểu biết tha thiết đã thúc đẩy ông lúc 19 tuổi rời bỏ làng xóm thân yêu.

Vào mùa đông năm 1730, Lomonoxov hầu như tay không đã đi bộ đến Maxcơva,ở đó ông được nhận vào học viện Xlavianogrekolatin-trường đại học duy nhất ở Matxcơva thời bấy giờ.

Những khả năng lỗi lạc và lao động kiên cường đã cho phép Lomonoxov học xong chương trình 7 lớp của học viện trong 4 năm.Trong số 12 sinh viên ưu tú,ông được chuyến đến Petecbua để học tập ở viện hàn lâm khoa học.

Chưa đầy một năm sau khi đến Petecbua,Lomonoxov được gửi ra nước ngoài để học luyện kim và nghề mỏ.Năm 1741 sau khi trở về tổ quốc, Lomonoxov được chỉ định là nghiên cứu sinh của Viện hàn lâm về vật lí học,và chẳng bao lâu ông đã trở thành giáo sư hoá học và thành viên Viện hàn lâm khoa học Nga.

Lomonoxov thuộc số những thiên tài kiệt xuất có tư tưởng khoa học của họ vượt quá thời đại của mình hàng chục năm.Hoạt động khoa học và thực tế sôi nổi của ông có đặc điểm là rộng và nhiều mặt lạ thường.Theo lời của viện sĩ Vaxilov : "Những cái ông đạt được một mình trong các lĩnh vực Vật lý,hoá học,thiên văn học,chế tạo dụng cụ,địa chất học,địa lí học,lịch sử,ngôn ngữ học là đã xứng đáng bằng cả hoạt động của toàn bộ Viện hàn lâm".

Lomonoxov lần đầu tiên đã định nghĩa hoá học là một khoa học "về sự biến đổi xảy ra trong vật thể hỗn hợp". Lomonoxov đã hình dung khoa học này như những sự kiện hoá học thống nhất với phương pháp trình bày toán học và lập thành hệ thống trên cơ sở các khái niệm cấu tạo chât.Những thí nghiệm chính xác với chất nguyên chất,dùng "đo và cân",phải kèm theo sự phân tích lý thuyết các kết quả. Lomonoxov đã soạn thảo thuyết hạt về cấu tạo chất,thuyết này dự đoán trước học thuyết nguyên tử,phân tử hiện đại,vượt quá các nhà hoá học đương thời hành chục năm.

Lomonoxov đã coi "nghề chính" của mình là Hoá học,nhưng cũng thời bấy giờ ông đã là vật lý học xuất săc đầu tiên.Khi trình bày rõ ràng sự cần thiết của mối quan hệ chặt chẽ giữa hoá học và vật lý học,ông cho rằng hoá học cần phải nghiên cứu nhờ vào Vật lý học và phân tích hoá học chỉ có thể có được giải thích đúng đắn trên cơ sở các định luật của Vật lý học.Khi ứng dụng Vật lý học để giải thích các hiện tượng hoá học,Lomonoxov đã đặt cơ sở cho một môn khoa học mới là Hoá Lý.

Lomonoxov không những là nhà tự nhiên học thiên tài,mà còn là nhà triết học duy vật.Khi khảo sát các hiện tượng tự nhiên ông đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học-về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại-một cách duy vật.

Theo yêu cầu của và theo bản thiết kế của ông,năm 1775 trường đại học tổng hợp Matxcơva đầu tiên ở nước Nga đã được mở.Sau đó trường này trở thành một trong những trung tâm giáo dục và khoa học ở Nga.

Linus Carl PAULING

(1901 - 1994)

l-c-pauling.jpg

Pauling - nhà hoá học vĩ đại của Mĩ thế kỉ 20 - sinh ngày 28-2-1901, tại Porland. Ông tốt nghiệp Viện Nông nghiệp Oregon (nay gọi trường Ðại học Tổng hợp bang Oregon) năm 1922, và nhận học vị Tiến sĩ Hoá học tại Caltech năm 1925.

Trong những năm 20 của thế kỉ này, Pauling là một trong những nhà khoa học đầu tiên sử dụng được công cụ mới đó là tinh thể học tia X để xác định chính xác cấu trúc phân tử. Từ đó, ông đi sâu nghiên cứu vai trò của cấu trúc phân tử trong chức năng phân tử.

Các công trình của Pauling về bản chất của các liên kết hoá học (kể cả những khái niệm về cộng hưởng và lai tạo) đã làm thay đổi tận gốc bộ môn hoá học. Việc áp dụng thuyết cấu tạo hoá học của Pauling vào các phân tử sinh học đã mở đầu một cuộc cách mạng trong sinh học phân tử, mà đến nay vẫn còn tiếp diễn. Do những đóng góp cho môn hoá học, đặc biệt là công trình về liên kết hoá học, Pauling được tặng giải Nobel Hoá học năm 1954.

Ngoài hoạt động khoa học, Pauling còn là một chiến sĩ đấu tranh cho hoà bình, cấm vũ khí hạt nhân, chống chiến tranh. Vì vậy, ông được tặng giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1962. Ông là người độc nhất từ xưa đến nay nhận 2 giải thưởng Nobel mà không phải chia xẻ với ai. Nhưng cũng chính vì những hoạt động của mình mà Pauling đã bị Ủy ban điều tra những hoạt động chống nước Mĩ của Hạ viện quy ông là người có cảm tình với cộng sản. Bộ Ngoại giao Hoa Kì từ chối không cấp hộ chiếu cho ông ra nước ngoài.

Năm 1960, Pauling bị kết tội coi thường Quốc hội, vì không giao cho Thượng viện danh sách những nhà khoa học đã giúp ông thu thập chữ kí để ra bản tuyên bố cấm thử vũ khí hạt nhân. Năm 1963, sau 21 năm ở cương vị Chủ tịch phân ban Hoá học và Hoá Kĩ thuật, ông rời Caltech. Pauling tham gia Hội Hoá học Mĩ từ năm 1920, là Chủ tịch của Hội năm 1949, và là Ủy viên ban chấp hành trong những năm 1948 - 1950. Pauling công khai tỏ ý bất bình về việc năm 1954, Ban chấp hành Hội từ chối không kết nạp Irène Joliot Curie - người được giải thưởng Nobel Hoá học - làm thành viên của Hội Hóa học Mĩ, do Hội không thừa nhận quan điểm chính trị của bà.

Trong những năm cuối đời, nhiều rạn nứt trong quan hệ của Pauling với các tổ chức đã được hàn gắn. Hội Hoá học Mĩ đã trao cho ông vinh dự cao nhất - huân chương Priestley năm 1984.

Ông qua đời ngày 19-8-1994 (do bệnh ung thư) tại trang trại của ông ở Bắc Carolina, thọ 93 tuổi. Sau khi Pauling mất, cuối tháng 8-1994, Ban chấp hành Hội Hoá học Mĩ - họp ở Washington - đã thông qua nghị quyết biểu lộ tình cảm sâu sắc của mình trước việc Pauling, một người khổng lồ trong số các nhà hoá học, qua đời.

Michael FARADAY
(1791 - 1867)

faraday.jpg

Ông sinh ngày 22-9-1791 ở gần London, trong một gia đình nghèo, bố làm nghề thợ rèn. Từ nhỏ, Faraday đã tỏ ra thông minh và hiếu học, nhưng phải sớm thôi học để giúp gia đình. Từ đó ông vừa học nghề đóng sách, vừa tự học qua việc đọc sách. Ông đặc biệt thích thú môn hóa học, bắt nguồn từ một cuốn sách phổ thông. Ông tự mình kiểm nghiệm lại những điều khẳng định của tác giả cuốn sách. Faraday say mê nghiên cứu khoa học trong những lúc nhàn rỗi, đồng thời tranh thủ dự các lớp học buổi tối do Hội Triết học tổ chức.

Năm 1812, ông tham dự các buổi thuyết trình của giáo sư hóa học Humphry Davy, hội viên Hội Khoa học Hoàng gia London. Faraday thường hỏi giáo sư Davy những vấn đề khoa học. Lòng hiếu học của Faraday được giáo sư Davy chú ý, tin yêu. Tháng 10-1812, Faraday được nhận làm phụ tá ở phòng thí nghiệm của giáo sư Davy - phòng thí nghiệm Học viện Hoàng gia (Royal Institution Laboratory). Do công lao của Faraday, tháng 3-1813, Faraday được thăng chức trợ lý khoa học.

Trong cuộc đi thăm các nước Pháp, Italia của giáo sư Davy, Faraday được giáo sư cho đi cùng. Trong cuộc hành trình từ 1813-1815, Faraday được gặp nhiều nhà bác học như Ampère, De la Rive… đã giúp Faraday nhận thức được nhiều vấn đề.

Năm 1821, Faraday được cử làm giám sát của phòng thí nghiệm Học viện Hoàng gia; và trong thời gian này ông đã cưới Sarah Barnard - em gái một người bạn của ông. Từ năm 1816, Faraday đã có những công trình khoa học lần lượt được công bố. Năm 1824, ông được bầu làm hội viên Hội Khoa học Hoàng gia London. Năm 1825, ông được giao trách nhiệm chỉ đạo phòng thí nghiệm. Năm 1833, Faraday được cử làm giáo sư hóa học ở Học viện Hoàng gia thay chân giáo sư Davy; cũng chính năm này, Faraday đưa ra lí thuyết và hiện tượng điện phân. Ông phát biểu về các định luật định tính, định lượng; Các từ điện phân, điện cực, ion là do ông đặt ra. Năm 1835, ông được chính phủ Anh trợ cấp món tiền 15.000 bảng hàng năm để phục vụ nghiên cứu khoa học. Ông còn được mời diễn giảng ở Hội Khoa học Hoàng gia và ở Hội triết học. Sau khi khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ ngày 29-8-1831, Faraday được nhiều nước châu Âu phong tặng học vị tiến sĩ danh dự, được mời giữ chức chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia nhưng ông từ chối. Các viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Ðức, Nga tặng ông danh hiệu viện sĩ. Năm 1844, ông được viện Hàn lâm Khoa học Paris công nhận là người kế tục Dalton trong số 8 thành viên nước ngoài của Viện.

Năm 1843, Faraday đưa ra lí thuyết về sự nhiễm điện bằng cảm ứng. Năm 1846, ông khám phá ra rằng năng lượng tĩnh điện được định vị trong các chất điện môi, khám phá này chuẩn bị cho sự xuất hiện lí thuyết điện tử của Maxwell sau này. Cùng với khám phá đó, Faraday tìm ra “hằng số điện môi”.

Tất nhiên, các công trình nghiên cứu của Faraday hầu như chỉ có một mình ông thực hiện, ngoại trừ một người giúp việc là ông Anderson.

Ðể thưởng công cho ông, nữ hoàng Victoria đã tặng ông ngôi nhà ở Hampton Court và phong cho Hầu tước, ông chỉ nhận nhà với sự biết ơn, và từ chối tước.

Mùa hè 1867, ông bị điếc và mất trí nhớ. Ông qua đời ngày 25-8-1867 tại Hampton Court, thọ 76 tuổi. Faraday đã để lại cho nhân loại những phát minh bất tử.
Friedrich August KEKULE
(1829-1896)

Born: Darmstadt, Germany, 7th September 1829
Died: Bonn, 13th July 1896.

kekule.jpg

Ông là nhà hoá học hữu cơ Đức,đã đưa ra những quan niệm về tính hoá trị IV của Cacbon và về sự tạo thành mạch của các nguyên tử cacbon;những quan niệm này đã đặt cơ sở cho sự phát triển hoá học hữu cơ;ông đã xây dựng thuyết cấu tạo các hợp chất thơm.

Trên bìa một cuốn sách giáo khoa phổ thông về hoá hữu cơ có minh hoạ công thức sáu cạnh của benzen với các liên kết đơn và liên kết đôi luân phiên.Công thức được dùng để tượng trưng cho hoá hữu cơ đó do Kekule đưa ra năm 1865,khi ông đề xuất lí thuyết cấu tạo các hợp chất thơm.Công thức của Kekule phản ánh đúng đắn trật tự kết hợp các nguyên tử trong phân tử benzen và là một mô hình đơn giản thành công nhất về cấu tạo hợp chất này.

Luận điểm cơ bản trong thuyết cấu tạo hợp chất thơm là luận điểm về sự bắt buộc phải có mặt nhân benzen trong tất cả các hợp chất,những nguyên tử hidro trong đó có thể bị thay thế bởi các nguyên tố khác hoặc bằng các nhóm nguyên tử có cấu tao khác nhau.Trên cơ sở lý thuyết này,người ta đã nhanh chóng tìm ra phương pháp sản xuất công nghiệp các chất thơm,là nguyên liệu ban đầu để điều chế thuốc nhuộm tổng hợp.

Nhưng nếu không có những quan niệm quan trọngnhất về sự cấu tạo các hợp chất hữu cơ do Kekule đưa ra vào những năm 1857-1858 thì không thể xây dựng được thuyết cấu tạo các hợp chất thơm.Năm 1857,Kekule đã định nghĩa hoá trị của một nguyên tố là số nguyên tử của các nguyên tố khác liên kết với nó.Trên cơ sở này,ông đã chia ra ba nhóm nguyên tố chủ yếu : nhóm nguyên tố hoá trị I như hidro,clo,brom,kali;nhóm nguyên tố hoá trị II như lưu huỳnh,oxi;nhóm nguyên tố hoá trị III như Nitơ,photpho,asen.Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học,Kekule đã đưa ý kiến về hoá trị IV của cacbon.Ông dẫn ra nhiều ví dụ về các hợp chất của cacbon hoá trị IV:rượu etylic,etyl clorua,axit axetic.....Nhà bác học đã nhận thấy rằng nguyên nhân tạo thành các hợp chát hữu cơ là "một phần nguyên tử của các nguyên tố khác được ái lực của cácbon giữ lại trong hợp chất,còn chính những nguyên tử cácbon càng nối với nhau,tất nhiên phần ái lực của nguyên tử này liên kết với một lượng tương đương ái lực của nguyên tử khác".Nói cách khác,Kekule đã giải thích được nguyên nhân tạo thành mạch nguyên tử cacbon trong các hợp chất hữu cơ.Ông đưa ra cả công thức tính toán số lượng nguyên tử hidro : 2n+2,trong đó n là số lượng các nguyên tử các bon.

Cuối những năm 1850-1860 là giai đoạn nhiều thành ông nhất trong cuộc đời nhà bác học.Vào thời gian này,ông cũng cho in hai tập đầu tiên "Giáo trình hoá học hữu cơ",trong đó lần đầu tiên ông coi khoa học này là "hoá học các hợp chất của cacbon".
Kekule cũng là một trong những người tổ chức "Đại hội quốc tế các nhà hoá học ở thành phố Đức Caclơxruhe (Karlsruhe) (1860),đại hội này đã chính xác hoá nội dung các khái niệm hoá học cơ bản:nguyên tử,phân tử,đương lượng.

Alexanđrơ Ecminhinghenđovich Acbuzop
(1877-1968)

Ông là nhà hoá học hữu cơ Liên Xô,chuyên gia lớn nhất về hoá học các hợp chất cơ-photpho.

A.E.Acbuzop đã trên nửa thể kỉ đứng đầu trường phái các nhà hoá học ở Candan do N.N.Zinin sáng lập ra.Từ khi còn trẻ,ông đã say mê hoá học.Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trường đại học Cadan năm 1900,năm 1905,Acbuzop đã bảo vệ luận án "về cấu tạo của axit photphorơ và các dẫn xuất của nó" ,trong đó ông trình bày phản ứng đồng phân hoá các este của axit photphorơ thành este của axit ankyl-photphinic dưới tác dụng của ankyl hologenua do ông tìm ra.Phản ứng này sau đó được gọi là "phản ứng acbuzop" hoặc đồng phân hoá acbuzop,làm cơ sở cho quá trình tổng hợp nhiều chất cơ-photpho.

Việc nghiên cứu các hợp chất cơ-photpho do A.E.Acbuzop và nhiều học trò của ông tiến hành ở Trường đại học Cadan từ năm 1911 và Việc hoá công nghiệp Cadan từ năm 1930 đã tạo được hàng loạt các hợp chất cơ photpho mới.Các thuốc trừ sâu có tác dụng mạnh được tạo ra trên cơ sở nhiều hợp chất này.Việc nghiên cứu các hợp chất cơ-photpho đã tạo điều kiện phát triển mạnh một lĩnh vực mới trong hoa học các hợp chất cơ-nguyên tố là hoá học của photpho có hoạt tính sinh học.

Cuộc đời dài của anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa,viện sĩ A.E.Acbuzop và hoạt động khoa học và xã hội rộng lớn của ông là một tấm gương phục vụ Tổ quốc vô điều kiện.

Alexay Nhicolaevich Bakho

(1857-1946)

Ông là nhà hoá học Xô Viết,là viện sĩ,người sáng lập ra trường phái các nhà hoá sinh học Liên Xô.

Cuối thể kỉ XIX,Bakhơ bị cuốn hút bởi những vấn đề cơ bản của môn hoá sinh học trẻ tuổi như : cơ chế hoá học của sự đồng hoá cacbon trong quá trình quang hợp,cơ chế của quá trình oxi hoá trong tế bào,trước hết là cơ chế thở của tế bào,cũng như học thuyết về enzim...

A.N.Bakhơ cho rằng các hợp chất trung gian quan trọng nhất tạo thành trong quá trình quang hợp là các hợp chất peoxit.Vào những năm 1893-1897 ông đã đưa ra lý thuyết peroxit về quá trình oxi hoá chậm.Quan điểm về sự hoạt hoá oxi là cơ sở của lý thuyết này.Để giải thích cơ chế phản ứng oxi hoá,người ta đã đưa ra các giả thuyết về hoạt hoá của oxi trong các phản ứng đó.

Những giả thuyết phổ biến nhất cho rằng oxi phân tử được hoạt hoá bằng cách đứt gãy thành hai nguyên tử.Bakhơ cho rằng không xảy ra sự đứt gãy như thế,chỉ có một liên kết giữa những nguyên tử oxi bị đứt gãy và tạo thành các hợp chất peroxit.

Bằng cách phát triển thuyết này một cách thích ứng với các quá trình xảy ra trong cơ thể,Bakhơ đã đi đến một kết luận quan trọng là tất cả những quá trình trao đổi chất đều là những phản ứng liên hợp,kế tiếp nhau theo qui luật.Đó là bước đầu tiên để lập ra sơ đồ của các quá trình trao đổi,mà hiện nay đã đi vào tất cả các giáo trình hoá sinh học.

Năm 1918,sau cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại,Bakhơ đã tổ chức phòng thí nghiệm hoá học trung tâm trực thuộc Hội đồng kinh tế tối cao CHXHCNLB Nga,sau này chuyển thành Việc hoá lý mang tên L.Ia.Cacpop.Đó là cơ quan nghiên cứu hoá học đầu tiên của Liên Xô.

Năm 1935,A.N.Bakhơ cùng với A.U.Oparin đã tổ chức Viện hoá sinh học trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô,hiện nay mang tên ông.Cho đến cuối đời,ông là Viện trưởng của viện này.Tại đây,ông bắt đầu nghiên cứu các vấn đề của enzim học-học thuyết về enzim và xúc tác sinh học.Trên cơ sở những nghiên cứu do ông thực hiện,người ta đã đưa ra nhiều đề nghị thực tế về sử dụng enzim trong các nghành sản xuất thực phẩm khác nhau.Bakhơ đã thở thành người sáng lập ra môn khoa học mới : hoá sinh học kĩ thuật.

http://ttvnol.com/


--------------------------------------------------------------------------------


Người trả lời: minhlam
Ngày: 25/06/2005 04:37:54
Nội dung:


Alexanđrơ Makhailovich Butlerop

(1828-1886)

Ông là nhà hoá học Nga,người sáng lập ra thuyết cấu tạo hoá học kinh điển của các hợp chất hữu cơ,người tạo ra một trường phái lớn nhất của các nhà hoá học hữu cơ.

Năm 1844,sau khi học xong trung học,A.M.Butlerop vào học trường Cadan.Ở đấy,ông theo nghành hoá học,nghe bài giảng của nhà hoá học vô cơ nổi tiếng K.K.Claoxơ và được nhà bác học này hướng dẫn những công trình thực nghiệm đầu tiên.Nhưng chính nhà hoá học hữu cơ Nga lỗi lạc N.N.Zinin mới khơi dậy được ở Butlerop lòng say mê vĩnh viễn đối với hoá học.Tốt nghiệp xong ĐH,Butlerop được giữ lại ở khoa hoá học và mới 26 tuổi đã trở thành giáo sư hoá học ở ĐH Candan.

Năm 1861,A.M.Butlerop lần đầu tiên đưa ra những luận điểm đầu tiên của thuyết cấu tạo hoá học các hợp chất hữu cơ.Nghiên cứu của ông đã vạch ra những con đường chủ yếu của sự phát triển hoá học hữu cơ ở thế kỉ 19-20.Butlerop đã đưa vào khoa học những khái niệm về cấu tạo hoá học của phân tử,nghĩa là về trình tự sắp xếp nhất định các liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.Nhiều công trinhg nghiên cứu tiến hành dưới sự hướng dẫn của Butlerop đã khẳng định sự đúng đắn của lý thuyết của ông.Điều này thể hiện rõ rệt nhất khi giải thích hiện tượng đồng phân: sở dĩ các hợp chất hữu cơ cũng một thành phần có các tính chất khác nhau là do có cấu tạo hoá học khác nhau.Năm 1864,Butlerop thông báo: trong năm trước,ông đã điều chế được rượu bytylic bậc ba đầu tiên là trimetylcacbinol.Sau này,năm 1865,nhà hoá học đã tổng hợp được những đồng đẳng của rượu này,đã được ông đoán trước trên cơ sở các luận điểm lý thuyết.

Sự tiếp tục phát triển các quan điểm về đồng phân liên quan chặt chẽ đến các công trình của Butlerop.Năm 1864,ông đã tiên đoán sự tồn tại hiện tượng đồng phân đối với các hiđrocácbon no là butan và pentan.Hai năm sau,ông đã điều chế được trong phòng thí nghiệm isobutan,một hidrocacbon no đầu tiên có mạch nhánh và tiếp đó,cả hidrocacbon đồng phân chưa no đầi tiên là isobutylen được đoán trước trên cơ sở lý thuyết cấu tạo hoá học.

Năm 1867,bằng cách tác dụng axit sunfuric lên rượu butylic bậc ba do chính ông tổng hợp,Butlerop đã thu được isobutylen và xác định khả năng trùng hợp của hợp chất này.Nhà bác học đã tiên đoán được tương lai rộng lớn của phản ứng trùng hợp ,là "một trong những phản ứng tổng hợp đáng lưu ý nhất".

Butlerop có vai trò quan trọng trong việc lập nên trường phái đầu tiên các nhà hoá học hữu cơ ở Nga,từ đó xuất hiện không ít các nhà hoá học lỗi lạc như V.V.Maccopnhicop,D.P.Conovalop,A.E. Favocxki,.....

http://ttvnol.com/


--------------------------------------------------------------------------------


Người trả lời: minhlam
Ngày: 25/06/2005 04:39:45
Nội dung:


Humphry Davy

(1778 - 1829)

SCdavy.jpg


Ông là nhà Vật lý và Hoá học Anh, một trong những người sáng lập ra điện hoá học.

Từ thời niên thiếu, Davy đã say mê môn Hoá học. Từ năm 1798, ông đã bắt đầu làm việc ở Viện khí nén, đặt tại ngoại ô Bristol. Trong 3 năm công tác ở đây, Davy đã nghiên cứu tác dụng sinh lý của các chất khí khác nhau: metan, cacbon đioxit, hiđro và đặc biệt là nitơ(I) oxit. Hồi đó Nitơ (I) oxit được coi là nguồn gốc của nhiều loại bệnh tật. Nhà bác học đã phát hiện ra tính chất giảm đau của Nitơ(I) oxit và xác định thành phần của hợp chất này.

Năm 1800, Davy là một trong những người đầu tiên tiến hành phân huỷ nước theo phương pháp điện hoá nhờ pin Volta và khẳng định giả thuyết của Lavoisier là nước gồm oxi và hiđro.

Trong thời gian 1800-1806, Davy nghiên cứu tác dụng của dòng điện của pin lên các chất khác nhau và đi đến kết luận như sau:

- Sự tạo thành các hợp chất hoá học là do lực hút tương hỗ của các hạt tích điện trái dầu.

- Tác dụng của dong điện một chiều lên dung dịch các chất được giải thích là do các hạt mang điện của các chất đó bị đẩy khỏi cực mang điện cùng dấu và bị hút vào cực mang điện trái dấu.

- Có mối quan hệ chặt chẽ giữa độ lớn và dấu của điện tích các chất và ái lực hoá học của chúng.

Rất nhiều thí nghiệm về điều chế các chất nguyên chất bằng phương pháp điện phân, mà nhà bác học đã tiến hành, dựa trên lý thuyết điện hoá. Thực hiện quá trình điện phân natri hiđroxit và kali hiđroxit nóng chảy, Davy quan sát thấy trên điện cực âm tạo thành những hạt natri và kali kim loại. Năm 1808, Davy tìm ra phương pháp điện phân muối của các kim laọi kiềm thổ trên anôt bằng platin, bao quanh catôt là thuỷ ngân. Sau đó, nhà bác học tách hỗn hống của kim loại kiềm thổ thu được bằng cách thăng hoa phân ra thuỷ ngân và kim loại. Bằng cách đó vào năm 1808, Davy đã thu được Magie, canxi và bari ở trạng thái nguyên chất, xác định bản chất kim loại của stronti. Hai năm sau, nhờ phương pháp điện phân, ông đã chứng minh được bản chất nguyên tố của clo.

Năm 1813, độc lập với Gay-Lussac, Davy khẳng định rằng iot là một nguyên tố chứ không phải một hợp chất. Davy lần đầu tiên dùng phương pháp điện phân để nghiên cứu tính chất của flo. Nhưng ông không tách được flo ở trạng thái tự do.

Đầu thế kỉ XĨ, Davy giảng dạy giáo trình đầu tiên về hoá nông nghiệp. Ý kiến của ông về vai trò quan trọng của muối khoáng trong dinh dưỡng của thực vật đã trở thành những ý kiến cơ bản trong hoá nông học.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top