Tại sao nấm men không thể sinh trưởng trong MT đường 5C?

Lê Đoàn Thanh Lâm said:
em cũng xin phép được hầu chuyện các bác, tại sao nấm men chỉ lên men đường 6, mà không lên men đường 5 ?:mrgreen:
1. Mình không hoàn toàn đồng ý với tính sáng tạo trong câu hỏi của bạn. Nếu câu hỏi đó được đặt ra đối với bạn cách đây 15 năm thì có thể còn có tính sáng tạo và có thể sáng tạo hơn nếu bạn hỏi 'Vì sao nấm men không cố định nguồn cácbon CO2 và ?nguồn nito N2 trong khí quyển để sinh trưởng''
2. Bạn có chắc rằng tất cả các loài nấm men đều không lên men đường 5 cácbon??? và có bao nhiêu loại đường 5 cácbon bạn biết??? trừ đường deoxyribose và ribose trong cấu thành của DNA và RNA.
3. Khi bạn đã là sinh viên nghanh sinh học ?thì chắc bạn cũng phải lắm khá rõ mối tương quan giữa DNA-RNA-Protein-Enzyme trong cơ thể sống và đặc biệt là tương tác 'ổ khóa-chìa khóa' giữa enzyme và cơ chất.
 
Lâm phải tích cực học tập các anh chị NCS (nghiên cứu sinh chứ kô phải ngu có số đâu nghen, cấm kô được xuyên tạc đấy nghe chưa), phải tích cực sáng tạo hơn nữa và phải quán triệt các nghị quyết í lộn các nguyên lý sinh học trước khi phô bày kiến thức nghen chưa!!!

Thay mặt bạn Lâm cám ơn a Trịnh Thành Trung đã bỏ công chỉ giáo.

Thiệt cái tình, càng nghĩ càng thấy bực cái bọn nước ngoài. Nó ngu quá cỡ. Chẳng là 1 lần tui đọc đoạn nói chuyện giữa 1 ông Sư đầu hói bụng bự với 1 đứa sinh viên quèn, đại khái là đứa SV hỏi ông thầy tại sao thực vật cố định khí cacbonic thảy oxy mà không ngược lại như con người?. Ông thầy nhìn thằng SV bảo: vì sao em hỏi điều này? Thằng SV trả lời em hỏi vì đơn giản em muốn biết. Vậy mà ông thầy mừng rối rít bảo là khoa học phát triển được cho đến ngày này là vì cái muốn biết đó. Đúng là bọn tào lao, nó chẳng có chịu quán triệt các nguyên lý sinh học gì ráo trọi, có trong sách giào khoa ấy, rõ là dư hơi đi hỏi tùm lum chẳng chút sáng tạo nào.

Em xin hết ạ.
 
đọc 2 bài xong vẫn chưa hiểu vấn đề chính đâu cả, nếu anh Trung,Dũng thấy con nấm men nào lên men được đường 5 thì bảo em với ?:?:
Mà cái nguyên lý "ổ khóa-chìa khóa" nó cứng nhắc quá và chỉ sử dụng thời cổ thôi anh ạ.
@Hoàng: anh vẫn chưa tìm hiểu được là tại sao ?:-x
 
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
Mà cái nguyên lý "ổ khóa-chìa khóa" nó cứng nhắc quá và chỉ sử dụng thời cổ thôi anh ạ.
1. Ồ, vậy bây giờ nó là cái gì thế. Chẳng nhẽ có những phát hiện mới nào chăng trong mối tương quan giữa cơ chất với enzyme??? Bạn có thể giải thích rõ cho mọi người biết không???
2. Trong phép thử ?khả năng lên men của nấm men. Người ta thường sử dụng các loại đường đơn hay đường đôi có bản chất D-glucose. Vậy tại sao người ta lại không sử dụng các loại đường 6 cacbon khác như: D-sorbose, D-Tagatose, D-Allose, D-Altrose, D-Idose, D- Gulose....???
 
Đấy đấy Lâm phải có những câu hỏi mang tính sáng tạo như thế nhé, cố gằng học tập a Trung, Lâm nhé!

Còn vụ nấm men lên men đường 5 carbon hả, có đấy, NCS nói có là có, cấm có cãi. Có cả lời giải thích tại sao nấm men kô lên men đường 5 carbon lẫn lời giải thích kèm ví dụ có nấm men lại lên men đường 5 carbon, thế mới tài. Thậm chí có cả lời giải thích tại sao DNA dùng đường 5 mà kô dùng đường 6 carbon nữa kìa.

Lâm có biết cuốn này kô

Biodiversity and Ecophysiology of Yeasts
Series: The Yeast Handbook
Rosa, Carlos; Péter, Gábor (Eds.)
2006, X, 580 p., 40 illus., Hardcover
ISBN: 3-540-26100-1

http://www.springer.com/east/home/generic/order?SGWID=5-40110-22-54512617-0

tìm đọc ?trước khi phát biểu về nấm men về lên men nghen chưa. Thiệt cái tình sinh viên gì đâu mà ?hổng chịu đầu tư nghiên cứu học hỏi gì ráo trọi. ?Lâm là phải tích cực học hỏi các anh các chị đi trước nghen chưa!!!

Tui xin hứa sẽ cố gằng kèm cặp em nó, xin hết ạ.
 
Em hiểu cách anh Trung đặt vấn đề để em suy nghĩ, tuy nhiên quyển sách đó em chưa có và không có khả năng lấy, nên nhờ gia sư Dũng lấy hộ em với ?:)
 
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
Em hiểu cách anh Trung đặt vấn đề để em suy nghĩ, tuy nhiên quyển sách đó em chưa có và không có khả năng lấy, nên nhờ gia sư Dũng lấy hộ em với  :)
Ừ, vì mình cũng chỉ muốn gợi ý cho bạn đọc về con đường lên men của nấm men, những enzyme nào tham gia vào chuỗi phản ứng đó từ đó suy luận ra cơ chất cho lên men theo nguyên lý 'ổ khóa-chìa khóa' và cuối cùng là câu trả lời.
Have fun!
 
Trịnh Thành Trung said:
1. Ồ, vậy bây giờ nó là cái gì thế. Chẳng nhẽ có những phát hiện mới nào chăng trong mối tương quan giữa cơ chất với enzyme??? Bạn có thể giải thích rõ cho mọi người biết không???

-->
Thứ nhất thì cách viết 3 dấu hỏi chấm là cách viết của người Việt mình (chắc thế), chứ em đọc bài tiếng Anh và Pháp đều chưa thấy ở đâu đặt 3 dấu hỏi liền nhau như vậy, tối thiểu và tối đa 1 dấu ? thôi ạ.
Thứ hai, ý em muốn nói cái quan niệm của Emil-Fischer về trung tâm hoạt động của enzim vốn có cấu trúc không gian tương ứng với cơ chất giống như tương ứng giữa ổ khóa và chìa khoá, có từ năm 1890. Quan niệm này cứng nhắc ở chỗ chưa đề cập đến tình mềm dẻo, linh động của cấu trúc không gian của enzim (cũng như protein).Hiện nay, thì người ta quan niệm khi enzim tương tác với cơ chất các nhóm chức ở phân trung tâm hoạt động của phân tử enzim thay đổi vị trí không gian tạo thành hình thể khớp với hình thể của cơ chất, vì vậy gọi là sự "khớp cảm ứng".
 
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
tối thiểu và tối đa 1 dấu ? thôi ạ.
"khớp cảm ứng".
Ừ, lâu ngày không động đến, kiến thức nó cũng teo hết rồi. :lol:
Thế bây giờ người ta gọi: Nguyên lý hoạt động của enzyme - cơ chất dựa trên 'khớp cảm ứng' sao???'
P/S: Tất cả các ngôn ngữ chỉ dùng một dấu ?. Mình dùng 3 dấu ? để nhấn mạnh câu hỏi của mình. Dùng như thế, lâu ngày,thành quen mất rồi. Bây giờ dùng 1 dấu cứ thấy nó thiếu thiếu thế nào ấy. Yên tâm, trong các bài báo cáo khoa học, mình chỉ dùng một dấu thôi.
Have fun!
 
Xin phép cho tui thèo lẻo hóng hớt tí nha, ủa dzậy chứ tại sao con nấm men nó không lên men đường 5 carbon vậy?
 
Trần Hoàng Dũng said:
Xin phép cho tui thèo lẻo hóng hớt tí nha, ủa dzậy chứ tại sao con nấm men nó không lên men đường 5 carbon vậy?
Cái này thì phải hỏi bạn Lâm rồi, vì bạn là sinh viên nghanh công nghệ thực phẩm cơ mà :roll:
 
Vậy cuối cùng ai là người hỏi, ai là người có câu trả lời? Và con nấm men nào lên men đường 5 C vậy?

Khổ thân em Lâm em hỏi xong là em phải tự có câu trả lời luôn đấy nhé.
 
Trần Hoàng Dũng said:
Vậy cuối cùng ai là người hỏi, ai là người có câu trả lời? Và con nấm men nào lên men đường 5 C vậy?

Khổ thân em Lâm em hỏi xong là em phải tự có câu trả lời luôn đấy nhé.

--> hơ, câu này em nói rồi, không có con nấm men nào lên men đường 5C cả, còn giải thích tại sao thì em cũng chưa có kiến thức để trả lời, và chưa thấy tài liệu ở đâu đề cập để đọc cả.
Còn một câu hỏi nữa về nấm men là sao trong sản xuất rượu cồn ta sử dụng nấm men nổi, còn trong sản xuất rượu vang và bia dùng nấm men chìm ?:?:
 
Nhưng tui nghe NCS Trịnh Thành Trung hỏi rằng

Trịnh Thành Trung said:
2. Bạn có chắc rằng tất cả các loài nấm men đều không lên men đường 5 cácbon??? và có bao nhiêu loại đường 5 cácbon bạn biết??? trừ đường deoxyribose và ribose trong cấu thành của DNA và RNA.

vậy thì theo ngữ nghĩa câu trên chắc hẳn a Trung có câu đáp án là: Có con nấm men lên men đường 5 C, đúng kô? Nếu có thì đó là con nào?
 
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
em cũng xin phép được hầu chuyện các bác, tại sao nấm men chỉ lên men đường 6, mà không lên men đường 5  :mrgreen:

Tạm thời tôi dùng dao mổ trâu để làm thịt con nấm men này. Sau đó mọi ng có cái kéo nào nhỏ hơn thì xin mời lôi ra.

Câu trả lời của tôi là vì Nấm men không có gene mã hóa enzyme phân hủy các loại đường 5C.

Giới hạn một số yếu tố để đảm bảo chúng ta đang nói cùng 1 câu chuyện.

Nấm men => sài con Saccharomyces cerevisiae S288C (http://en.wikipedia.org/wiki/S._cerevisiae)

Đường 5C (http://en.wikipedia.org/wiki/Pentose) gồm có 1) Aldo (Ribose, Arabinose, Xylose, Lyxose), 2) keto (ribulose, xylulose)

Cách chứng minh:

Con S._cerevisiae đã được giải mã và annotation toàn bộ genome. Tìm ở bất cứ genbank nào cũng có được đống sequence này.

Vào địa chỉ dưới đây sẽ thấy genome S. cerevisiae này phân hủy được những chất nào:
http://pathway.yeastgenome.org:8555/YEAST/NEW-IMAGE?object=Degradation

Để biết các loại carbonhydrate nào tham gia vào quá trình metabolism của S. cerevisiae (bao gồm cả biosynthesis và degradation)
http://pathway.yeastgenome.org:8555/YEAST/NEW-IMAGE?object=Carbohydrates

Kết quả lục lọi sẽ thấy

L-XYLULOSE : http://pathway.yeastgenome.org:8555/YEAST/NEW-IMAGE?type=PATHWAY&object=GURXU5PCAT-PWY (thiếu enzyme 1.1.1.10)

RIBOSE: http://pathway.yeastgenome.org:8555/YEAST/NEW-IMAGE?type=COMPOUND&object=RIBOSE

.v.v. cho thấy nhiều enzyme (thường là những enzyme đầu tiên của con đường phân hủy đường 5C đều thiếu). Chịu khó quan sát sẽ thấy những loại Sugars / Polysaccharides nào con S. cerevisiae  này thích được măm măm.

Ngoài ra có thể so sánh những pathway giữa các sinh vật đã được giải trình tự toàn bộ.  

==> sẽ có người lại đặt câu hỏi tiếp là Tại sao nấm men không có gene mã hóa enzyme phân hủy các loại đường 5C => tại sao tiến hóa / CLTN lại cướp mất các gene cần thiết của nấm men => tại sao .v.v. ==> trả lời tại "trời sinh ra thế"

==> ngoài ra, điều gì sẽ xảy ra nếu người ta phân lập được 1 chủng S. cerevisiae có khả năng phân hủy 5C ==> có đột biến rồi ==> do CLTN hoặc do con người chuyển gene .v.v ==> nếu thấy rất cần thiết phải có chủng nấm men phân hủy 1 cái đường 5C nào đó thì có thể căn cứ vào các con đường bên trên rồi bổ sung những enzyme còn thiếu.

==> tóm lại câu hỏi này chỉ mang tính sáng tạo như tôi đã nói, và rất thích hợp cho các hoạt động brain storming.

Chúc mọi người vui vẻ,
 
Cao Xuân Hiếu said:
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
em cũng xin phép được hầu chuyện các bác, tại sao nấm men chỉ lên men đường 6, mà không lên men đường 5  :mrgreen:

Tạm thời tôi dùng dao mổ trâu để làm thịt con nấm men này. Sau đó mọi ng có cái kéo nào nhỏ hơn thì xin mời lôi ra.

Câu trả lời của tôi là vì Nấm men không có gene mã hóa enzyme phân hủy các loại đường 5C.

Giới hạn một số yếu tố để đảm bảo chúng ta đang nói cùng 1 câu chuyện.

Nấm men => sài con Saccharomyces cerevisiae S288C (http://en.wikipedia.org/wiki/S._cerevisiae)

Đường 5C (http://en.wikipedia.org/wiki/Pentose) gồm có 1) Aldo (Ribose, Arabinose, Xylose, Lyxose), 2) keto (ribulose, xylulose)

Cách chứng minh:

Con S._cerevisiae đã được giải mã và annotation toàn bộ genome. Tìm ở bất cứ genbank nào cũng có được đống sequence này.

Vào địa chỉ dưới đây sẽ thấy genome S. cerevisiae này phân hủy được những chất nào:
http://pathway.yeastgenome.org:8555/YEAST/NEW-IMAGE?object=Degradation

Để biết các loại carbonhydrate nào tham gia vào quá trình metabolism của S. cerevisiae (bao gồm cả biosynthesis và degradation)
http://pathway.yeastgenome.org:8555/YEAST/NEW-IMAGE?object=Carbohydrates

Kết quả lục lọi sẽ thấy

L-XYLULOSE : http://pathway.yeastgenome.org:8555/YEAST/NEW-IMAGE?type=PATHWAY&object=GURXU5PCAT-PWY (thiếu enzyme 1.1.1.10)

RIBOSE: http://pathway.yeastgenome.org:8555/YEAST/NEW-IMAGE?type=COMPOUND&object=RIBOSE

.v.v. cho thấy nhiều enzyme (thường là những enzyme đầu tiên của con đường phân hủy đường 5C đều thiếu). Chịu khó quan sát sẽ thấy những loại Sugars / Polysaccharides nào con S. cerevisiae  này thích được măm măm.

Ngoài ra có thể so sánh những pathway giữa các sinh vật đã được giải trình tự toàn bộ.  

==> sẽ có người lại đặt câu hỏi tiếp là Tại sao nấm men không có gene mã hóa enzyme phân hủy các loại đường 5C => tại sao tiến hóa / CLTN lại cướp mất các gene cần thiết của nấm men => tại sao .v.v. ==> trả lời tại "trời sinh ra thế"

==> ngoài ra, điều gì sẽ xảy ra nếu người ta phân lập được 1 chủng S. cerevisiae có khả năng phân hủy 5C ==> có đột biến rồi ==> do CLTN hoặc do con người chuyển gene .v.v ==> nếu thấy rất cần thiết phải có chủng nấm men phân hủy 1 cái đường 5C nào đó thì có thể căn cứ vào các con đường bên trên rồi bổ sung những enzyme còn thiếu.

==> tóm lại câu hỏi này chỉ mang tính sáng tạo như tôi đã nói, và rất thích hợp cho các hoạt động brain storming.

Chúc mọi người vui vẻ,

--> đúng là em còn yếu quá, chưa được 1/5 của anh Hiếu, có lẽ là em chưa quen cách tìm hiểu suy nghĩ của dân sinh học. Tuy nhiên thì vẫn là "trời sinh ra thế", khó giải thích được tại sao .
==> ngoài ra, điều gì sẽ xảy ra nếu người ta phân lập được 1 chủng S. cerevisiae có khả năng phân hủy 5C ==> có đột biến rồi ==> do CLTN hoặc do con người chuyển gene .v.v ==> nếu thấy rất cần thiết phải có chủng nấm men phân hủy 1 cái đường 5C nào đó thì có thể căn cứ vào các con đường bên trên rồi bổ sung những enzyme còn thiếu.

--> cái này hay nhất này, vì nếu làm được con nấm men nào lên men đường 5C thì sẽ tận dụng được phế liệu mùn cưa cho quá trình sản xuất rượu cồn (thủy phân xenluloza thành các đường thấp phân tử, trong đó có đường 6C và nhiều đường 5C).
 
Đấy, một NCS hỏi mà như trả lời là có nấm men ăn được đường C5

Trịnh Thành Trung said:
2. Bạn có chắc rằng tất cả các loài nấm men đều không lên men đường 5 cácbon??? và có bao nhiêu loại đường 5 cácbon bạn biết??? trừ đường deoxyribose và ribose trong cấu thành của DNA và RNA.

Nhưng một NCS khác trả lời như đinh đóng cột

Cao Xuân Hiếu said:
Câu trả lời của tôi là vì Nấm men không có gene mã hóa enzyme phân hủy các loại đường 5C


Hu hu vậy tui tin ai đây????
 
Lê Đoàn Thanh Lâm said:
Còn một câu hỏi nữa về nấm men là sao trong sản xuất rượu cồn ta sử dụng nấm men nổi, còn trong sản xuất rượu vang và bia dùng nấm men chìm  :?:
Phù phù, hôm nay làm toát cả mồ hôi, bây giờ mới có thời gian vào diễn đàn.
Lâm thân mến. Không biết bạn có giận mình không nhé nhưng khi bạn là sinh viên ngành công nghệ thực phẩm tức là bạn rất sành sỏi trong lĩnh vực công nghệ lên men mà bạn lại đem kiến thức chuyên nghanh của mình ra để đố mọi người thì có đáng tự hào không???
Bạn đã đọc nhiều sách về công nghệ lên men chưa??? Bạn có lắm được các nguyên lý lên men nổi, chìm, rắn, bán lỏng, bề mặt, xốp, lên men theo mẻ, lên men liên tục, lên men 2 pha... ??? và hơn nữa, bạn có nắm bắt được nguyên lý lên men 2 pha dùng cho các vi sinh vật tái tổ hợp.
Bạn đã tham gia vào vào nghiên cứu khoa học chưa??? Bạn có gặp trục trặc gì trong quá trình lên men không??? chẳng hạn % giông khởi động là bao nhiêu??? Độ thông khí, tốc độ khuấy, nhiệt độ, đuờng cong sinh trưởng bị biến dạng, sản phẩm mong muốn không ở pha mong muốn. sự nhiễm tạp xảy ra trong lên men, cách khắc phục??? Nếu có những trở ngại đấy, bạn có thể mang ra để mọi người cùng góp ý và giúp bạn vượt qua khó khăn đó được không???
Còn về câu hỏi của bạn ư??? Nếu câu hỏi đó là của 1 bạn học PTTH hoặc một anh chị nào đó không chuyên trong lĩnh vực sinh học thì mình cũng cố tìm tòi về các con đường lên men và các sản phẩm phụ dưới tác động của các yếu tố thí nghiệm để mà cố gắng trả lời. Nhưng bạn là sinh viên công nghệ thực phẩm thì bạn phải tự tìm tòi sách đọc chứ. Khi mà bạn không thể trả lời được thì bạn hãy viết lên diễn đàn với nội dung đã cố gắng tìm đọc nhưng không thể trả lời được. Sao lại phải đem kiến thức chuyên ngành của mình ra để đố người khác??? Nếu mà đố nhau trong lĩnh vực chuyên môn nhé, thì chúng ta phải sắp xuất bản quyển 'Một nghìn tỉ các câu hỏi trong lĩnh vực sinh học'.
Mình mong bạn hiểu ý mình nói.
Thanks
 
Anh Trung chưa hiểu em được học những gì và không được học những gì. Em xin giải thích. Em học công nghệ thực phẩm được học về các quá trình công nghệ trong sản xuất thực phẩm, trong đó có ngành công nghệ các sản phẩm lên men: như các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, các quá trình hóa sinh-sinh học, các yếu tố điều chỉnh, các thiết bị máy móc... Nói chung là về công nghệ, chứ ko được học về kiến thức sinh học, như kiểu tại sao con nấm men lên men đường 5C, hay tại sao trong sản xuất rượu cồn sử dụng nấm men chìm trong khi bia và rượu vang sử dụng nấm men nổi. Em chỉ biết một điều là sản xuất rượu cồn thì cần lên men triệt để để tạo độ rượu cao, hạn chế có sản phẩm phụ. Còn lên men bia&rượu vang thì độ rượu ko cao, và cái chính là tạo nhiêu sản phẩm phụ tạo hương,mùi,vị cho sản phẩm cuối cùng. Nhưng em chưa biết được giữa yêu cầu công nghệ đó dẫn đến giải thích câu hỏi trên bàng kiến thức sinh học như thế nào?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top