Mong muốn hoc Sinh

Thành viên cũ

Senior Member
Em là người ít tuổi nhất cua diễn đàn.Mong anh chị chỉ giáo . Em rất yêu môn Sinh . Hiện nay em đang đau đầu vì một bai thuyết trình về nấm . Mong các anh chị giúp đỡ em để bít thêm về Giới nấm như có những dạng nấm nào , chung sinh trưởng trong quá trình ra sao , đặc điểm của nấm men và nấm sợi .... vân vân và vân vân . ? ? ? ?Ơn trời ban phước cho các anh chị ?^^
 
Nấm mem và nấm sợi thuộc vào nhóm Vi nấm là nhóm nấm không sinh thể quả lớn (mũ nấm). nhóm này có 7 đặc điểm sau:
1. Cơ thể nấm là một tản (thallus), tức là một cơ thể có bộ máy dinh dưỡng chưa phân hóa thành các cơ quan riêng biệt...
2. Các vách ngang ở sợi nấm ngăn vách đều có lỗ thông...
3. nấm có nhiều đặc điểm chung với các sinh vật có nhân thật, đặc biệt là về cấu tạo của nhân...
4. Nấm có đặc điểm riêng biệt về mặt hóa học tế bào. Chất dự trữ của nấm không phải là tinh bột như ở thực vật mà là glicogen như ở động vật...
5.Nấm không có khả năng sống tự dưỡng mà nó sống hoại sinh (trên chất hữu cơ chết), kí sinh (trên cơ thể sống) hoặc cộng sinh (với tảo, rễ cây).
6. Nấm sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính...
7. Nấm không có một chu trình phát triển chung. Có thể phân biệt đựợc 5 kiểu chu trình phát triển của nấm:
- Chu trình hai thế hệ
- Chu trình lưỡng bội
- Chu trình đơn bội
- Chu trình đơn bội - song nhân
- Chu trình vô tính
...
Còn các chu trình như thế nào tui sẽ nói sau.

31-15-BuddingYeast.jpg

fungi7.gif
 
Đông trùng hạ thảo(một vị thuốc trong đông y, đắt kinh khủng) có phải ko? Em ko nghĩ lại có thể như vậy được vì động vật và thực vật khác nhau, nấm lại càng khác nhau nữa chứ. Ai có tài liệu hay biết về loài này làm ơn chỉ chỗ cho em với nhé! Thank you!
 
đông trùng hạ thảo???
làm gì mà có con gì mùa đông là trùng mùa hè là nấm! ( có chăng là vấn đề ngôn ngữ thôi)>>> câu đố này nên đưa vào box linh tinh cho vui được đó!

Glass đang mong smallfirevn nói về:

7. Nấm không có một chu trình phát triển chung. Có thể phân biệt đựợc 5 kiểu chu trình phát triển của nấm:
- Chu trình hai thế hệ
- Chu trình lưỡng bội
- Chu trình đơn bội
- Chu trình đơn bội - song nhân
- Chu trình vô tính
...
Còn các chu trình như thế nào tui sẽ nói sau. ?


~> nói nhỏ: TÙNG bao nhiêu tuổi mà đòi làm người nhỏ tuổi nhất ở đây vậy?
glass 18 tuổi! ?8)
 
Đông trùng hạ thảo là có thật và chỉ có ở Trung Quốc. Đúng như vơime nói là nó đắt kinh khủng ( tui có thằng em đang học đông y bên đó nói vậy) tuy nhiên chưa được nhin thấy hay có tài liệu nào về nó cả.
 
:mrgreen:
Một bài về chức năng của loài trùng thảo này, mình "lượm" trên http://203.162.1.204/Chamsocsuckhoecongdong/DongTHT.htm
VỀ VỊ THUỐC ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO ?

ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN ?

Đông trùng hạ thảo (ĐTHT), còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển trên toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng làm cho con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng làm thuốc. Vì mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ nên vị thuốc này có tên là đông trùng-hạ thảo.

? ? ? ? ? ?Về thành phần hóa học, ĐTHT chứa 25-32% protit (gần đây có thông báo cho rằng tỷ lệ này đạt tới 44,26%), khi thủy phân cho tới 14-19 axit amin khác nhau. Các vitamin như A, B1, B2, B12, C và các nguyên tố vi lượng như Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe... trong đó cao nhất là phospho. Cho đến nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy ĐTHT có tác dụng dược lý khá phong phú. ?

Đối với hệ thống miễn dịch

Những nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh ĐTHT có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch dịch thể. Cụ thể là có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào NK, điều tiết phản ứng đáp của tế bào lympho B, tăng cường một cách có chọn lọc hoạt tính của tế bào T ức chế, làm tăng nồng độ các kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh. Mặt khác, ĐTHT còn là một vị thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống sự bào loại tổ chức cấy ghép khá tốt. ?

Đối với hệ thống tuần hoàn tim, não

? ? ? ? ? ?ĐTHT có tác dụng làm giãn những mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể M ở cơ trơn thành mạch. Mặt khác, ĐTHT còn có khả năng điều chỉnh lipit máu, làm giảm cholesterol và lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng xơ vữa động mạch. ?

Đối với hệ hô hấp

? ? ? ? ? ?ĐTHT có tác dụng bình xuyễn, trừ đàm và phòng chống khí phế thũng. Điều này làm sáng tỏ quan điểm của cổ nhân cho rằng, ĐTHT có khả năng "bảo phế, ích thận" và "dĩ lao khái". ?

Đối với hệ thống nội tiết

? ? ? ? ? ?Trên động vật thực nghiệm ĐTHT có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận và tăng tổng hợp các hormon tuyến này, đồng thời cũng có tác dụng tương tự như hormon nam tính và làm tăng trọng lượng của tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục phụ trên động vật thực nghiệm. Ngoài ra, ĐTHT còn có tác dụng chống ung thư, chống viêm nhiễm, chống quá trình lão hóa và trấn tĩnh chống co giật.

Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đã nghiên cứu dùng ĐTHT điều trị thành công khá nhiều chứng bệnh như rối loạn lipit máu, viêm phế quản mãn và hen phế quản, viêm thận mãn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và thiểu năng sinh dục. Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã dùng ĐTHT điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương đạt kết quả khá tốt.

Như vậy, có thể thấy ĐTHT quả thực là một trong những vị thuốc đông y có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng nâng đỡ bồi bổ cơ thể. Điều này đã được y học cổ truyền biết đến từ rất sớm. Theo các cuốn sách cổ, ĐTHT có vị ngọt, tính ấm vào hai kinh thận và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh được dùng để trị phế hư khái xuyễn, thận suy dương nuy (liệt dương), di tinh, lưng đau gối mỏi. Khó có thể kể hết các phương thuốc đông y có sử dụng ĐTHT, nhưng để cải thiện và phòng chống các bệnh rối loạn tình sự có thể lựa chọn một số cách dùng điển hình sau đây: ?

* Rượu trùng hạ thảo nhân sâm: ĐTHT và nhân sâm lượng bằng nhau, ngâm trong rượu tốt, mỗi ngày uống một chén nhỏ.

Công dụng: Bổ thận, tráng dương dùng cho người bị suy nhược, liệt dương. ?

* Rượu lộc nhung trùng thảo: Nhung hươu 20g, ĐTHT 90g ngâm trong 1,5 lít rượu tốt trong 10 ngày, uống mỗi ngày 20-30ml .

- Công dụng: ôn thận tráng dương, ích tinh, dưỡng huyết dùng cho người bị suy nhược, thiếu máu, liệt dương, suy giảm tình dục.

* Rượu kỷ tử trùng thảo: Kỷ tử 30g, ĐTHT 30g ngâm trong 0,5 lít rượu trắng trong 10 ngày, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 15 ml.

Công dụng: Bổ ích can thận, ích khí sinh tinh dùng cho người bị liệt dương, tảo tiết. ?

* Trà trùng thảo nhân sâm: ĐTHT 5g, nhân sâm 3-5g, cho vào bình kín hãm với nước sôi trong 10 phút, uống thay nước trà trong 10 ngày.

Công dụng: ích khí tráng dương, dùng cho người liệt dương, di tinh.

* Canh đông trùng hùng áp: ĐTHT 10g, vịt đực 1 con, rượu trắng, gừng tươi, hạt tiêu, gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt rồi bỏ ĐTHT vào trong bụng, hầm nhừ, cho gia vị, ăn thịt, uống nước, mỗi tuần một lần.

Công dụng: Bổ hư, trợ dương dùng cho người bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục.

* Canh đông trùng thai bàn: ĐTHT 10-18g, nhau thai tươi nửa cái, hầm nhừ rồi cho thêm gia vị ăn mỗi tuần một lần.

Công dụng: Bổ phế thận, ích nguyên khí dùng cho người bị suy nhược, mộng di hoạt tinh, liệt dương, xuất tinh sớm

Hèn chi đắt là phải!
DTHT1.gif

Sau mình gửi hình ko được ta! :cry:
 
Hì các anh chị thông cảm . Em mới 15 tuổi nên đã xứng đáng làm em út chưa !! ?^^ ? ? ? ? ? ?Nhưng em vẫn cần thông tin thật đầy đủ về những cây nấm tưởng chừng đơn giản nhưng lại cực kì phức tạp kia ? ? ?. ? ? ?Nhà bác học Pháp là Louis Pasteur (1822 -- ?1895) đã bảo vệ bản chất sống của nấm men. Năm 1856 những người Pháp nấu rượu vang đã mời ông làm cố vấn. Rượu vang và bia bảo quản lâu thường bị chua và gây thiệt hại hàng triệu đồng. Các nhà hóa học có thể giúp đỡ được gì không? ?mong anh chị giúp đỡ nghen :mrgreen:
 
1. Chu trình hai thế hệ : Trong chu trình này thể giao tử đơn bội xen kẽ với thể bào tử lưỡng bội và về nguyên tắc là tương đương nhau. Một số loài nấm thuộc lớp Oomycetes có kiểu chu trình phát triển này.
2. Chu trình lưỡng bội : Giai đoạn đơn bội tương ứng với thể giao tử giới hạn ở các giao tử hoặc các nang giao tử. Thể bào tử lưỡng bội chiếm ưu thế rõ rệt so với thể giao tử. Nhiều loài nấm thuộc lớp Chytridiomycetes và lớp Oomycetes có kiểu chu trình phát triển này.
3. Chu trình đơn bội : Sự giảm phân nối tiếp ngay với quá trình phối nhân (karyogamy) để tạo thành thể giao tử đơn bội. thể giao tử đơn bội phát triển bằng các bào tử vô tính đơn bội và sinh ra một thế hệ giao tử đơn bội thứ hai. Thế hệ này tiếp tục phát triển bằng các bào tử vô tính đơn bội hoặc tạo thành các giao tử rất ít phân hóa về hình thái. Giai đoạn lưỡng bội tương ứng với thể bào tử chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Nhiều loài nấm thuộc lớp Zygomycetes có kiểu chu trình phát triển này.
4...
( Thức khuya mệt quá, có hại cho sức khoẻ mà sáng mai lại làm việc không hiểu quả. Tui đi ngủ đây, tối mai post tiếp nhé)
 
Bạn cứ từ từ viết hoàn chỉnh trong Word, định dạng bản in cùng với hình ảnh rồi âttach lên đây. Ng có trách nhiệm sẽ đánh giá chất lượng, hiệu đính và đăng tải lên bản tin của SHVN. Cám ơn sự đóng góp của bạn.

Nhớ viết rõ phần TLTK.
 
Năm 1856 những người Pháp nấu rượu vang đã mời ông làm cố vấn. Rượu vang và bia bảo quản lâu thường bị chua và gây thiệt hại hàng triệu đồng. Các nhà hóa học có thể giúp đỡ được gì không? ?mong anh chị giúp đỡ nghen
? Theo mình biết thì quá trình lên men ?rượu xảy ra do một loại men (saccharum ) trong điều kiện yếm khí,trong thời gian đầu bọn men này phát triển rất mạnh đàn ?áp những người anh em khác của nó ,nhưng để lâu thì chúng sẽ bị ngộ độc vì những chất nó sinh ra nên ?người ta không bao giờ có rượu 100 độ nguyên chất được .
? khi thằng nấm men hết thời thì thăng men lactic xưng đế ,nó lên men rượu thành acid lactic nên có vị chua.
?Đến đây thì bầng tăng có thắc mắc là nếu những kiến thức trên ko sai lệch thì sao lại có loại rượu để càng lâu càng quí nhỉ?
 
hì chắc là khẩu vị của người xưa khác người chăng ^^ . Cảm ơn bạn rất nhìu vì đã giải đáp giúp mình nghen
 
temuba said:
 Đến đây thì bầng tăng có thắc mắc là nếu những kiến thức trên ko sai lệch thì sao lại có loại rượu để càng lâu càng quí nhỉ?

đó là trường hợp rượu sau khi lên men (sinh học), chưng cất xong (vật lý), người ta ủ qua một thời gian vì ... nó liên quan đến quá trình hóa học, chứ kô còn dính dáng gì đến con vi khuẩn, men, mốc cả.

Gọi ý: quá trình khử andehyt, butanol, .... và quá trình tạo các thứ hầm bà lằng khác.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,648
Messages
71,541
Members
55,812
Latest member
fb999
Back
Top